Các bước xác lập bài toán phát triển sản phẩm
Estimated reading: 14 minutes
22 views
Làm rõ nhiệm vụ bằng Problem Definition
- Dùng một vài câu ngắn gọn, súc tích nêu bật nội dung của bài toán
- Có thể ghi kèm các yêu cầu, ràng buộc sơ bộ
- Đây là đầu mối quan trọng nhất để bắt đầu một dự án nghiêm túc, có tính khoa học
- Việc đưa ra Problem Definition giúp khoanh vùng sản phẩm, tập trung nguồn lực và có vai trò định hướng hiệu quả, tránh lan man
Problem Definition của dự án điều hòa không khí Coolice do MES LAB tiến hành năm 2014
Phát triển một sản phẩm làm mát mùa hè cho người có thu nhập hạn chế sử dụng trong điều kiện không gian mở và thường phải di chuyển nhiều. Một số ràng buộc cơ bản như sau:
- Kích thước nhỏ gọn
- Có tính thẩm mỹ
- Bền khi di chuyển
- Sử dụng các chất tiêu hao rẻ tiền
- Dễ sử dụng, dễ bảo quản, vệ sinh
- Giá thành cạnh tranh
Chú ý
- Nên ngắn gọn, súc tích nhất có thể
- Việc liệt kê quá chi tiết các yêu cầu ngay từ đầu sẽ khiến khả năng sáng tạo bị thu hẹp lại
- Việc ghi quá sơ sài, chung chung khiến bài toán trở nên lan man, không xác định
Chiến lược và các phương án cạnh tranh
- Xác định chiến lược sản phẩm
- Xác định chiến lược cạnh tranh
- Xác định phân khúc thị trường
- Xác định chiến lược công nghệ
Một số khái niệm
- Chiến lược sản phẩm liên quan đến việc doanh nghiệp sẽ phát triển sản phẩm loại nào. Về cơ bản, có 4 loại sản phẩm: Mới hoàn toàn, Nền tảng, Phái sinh và Cải tiến
- Chiến lược cạnh tranh liên quan đến việc doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng gì, bao gồm: Cạnh tranh bằng giá, Cạnh tranh bằng công nghệ, Cạnh tranh bằng trải nghiệm và Cạnh tranh bằng thiết kế.
- Phân khúc thị trường thể hiện nhóm khách hàng mà sản phẩm sẽ nhắm đến. Đó có thể nhóm những người dư dả về tài chính, nhóm những người có thu nhập hạn chế, nhóm khách hàng tuổi đời dưới 30, nhóm khách hàng làm ngành ngân hàng,…
- Chiến lược công nghệ liên quan đến việc lựa chọn công nghệ phù hợp cho sản phẩm có tính đến tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn. Một số công nghệ đang thịnh hành có thể lỗi thời trong tương lai gần trong khi một số công nghệ mới, chưa phổ biến nhưng sẽ có tương lai sáng hơn trong dài hạn. Để tìm hiểu kỹ hơn về các chiến lược này, có thể đọc tại www.meslab.vn/npdbook2015/chap3/1
Tìm hiểu & ghi chép
- Nêu một số đặc điểm và ví dụ của các loại sản phẩm: Mới hoàn toàn, Nền tảng, Phái sinh và Cải tiến
- Nêu một số ví dụ của các chiến lược cạnh tranh: Cạnh tranh bằng giá, Cạnh tranh bằng công nghệ, Cạnh tranh bằng trải nghiệm và Cạnh tranh bằng thiết kế
Kiểm tra các nguồn lực hiện có và ưu tiên
- Nguồn lực bao gồm: Nhân lực, nguồn vốn, vật tư, hạ tầng (nhà xưởng, kho bãi, vận tải,...) và mạng lưới (nhà cung cấp, nhà phân phối, các đối tác,...)
- Dự án sản phẩm chỉ khả thi khi tổng nguồn lực hiện có và nguồn lực có thể huy động lớn hơn khối lượng cần tiêu hao trong suốt khoảng thời gian tiến hành dự án
- Ưu tiên các dự án dựa trên tiêu chí phù hợp với nguồn lực có thể đáp ứng và phù hợp với chiến lược cạnh tranh đã đề ra.
Một số vấn đề cần chú ý
- Thông thường, khi phát triển sản phẩm, doanh nghiệp thường phát triển một danh mục (portfolio) gồm nhiều sản phẩm có nhiều điểm chung với nhau nhằm tăng cường sự đa dạng của sản phẩm, bao phủ nhiều phân khúc hơn, tận dụng tối đa kết quả phát triển sản phẩm cũng như phục vụ các mục tiêu chiến lược khác trong tương lai
- Trước khi tiến hành dự án, cần liệt kê đầy đủ, chi tiết các nguồn lực hiện có và nguồn lực có thể huy động được
- Việc phác thảo các nội dung công việc liên quan đến phát triển sản phẩm cũng rất cần thiết
- Để so sánh tương quan giữa nguồn lực có thể đáp ứng và khối lượng cần tiêu hao khi dự án tiến hành, cần thực hiện bóc tách và ước lượng sơ bộ
- Khi khối lượng tiêu hao dự kiến vượt quá nguồn lực có thể đáp ứng, cần điều chỉnh dự án, cắt ngắn bớt danh mục sản phẩm để giảm bớt khối lượng tiêu hao
Tổng kết nhiệm vụ với Mission Statement
Mission Statement là bản tổng kết nhiệm vụ với chức năng nêu những thông tin cơ bản nhất của dự án:
- Tên sản phẩm là gì, mô tả sơ bộ về sản phẩm
- Mục tiêu kinh doanh cơ bản
- Phân khúc khách hàng sơ cấp và thứ cấp
- Các giả định và các ràng buộc về nguồn lực
- Các nhân sự và đối tác, khách hàng,...liên quan đến dự án
Biểu mẫu thực hành cho Mission Statement được cho ở phần Phụ lục 3 của sách
Ví dụ về Mission Statement của dự án Coolice (MES LAB, 2014)
- Tên sản phẩm: Điều hòa làm mát Coolice
- Mô tả sản phẩm: Là loại điều hòa làm mát có khả năng di động, phù hợp với người dùng ngoài trời hoặc có nhu cầu di chuyển nhiều, làm mát theo cơ chế đơn giản, kích thước gọn nhẹ, kiểu dáng hấp dẫn và giá thành hợp lý
- Mục tiêu kinh doanh cơ bản: Đáp ứng nhu cầu của xã hội trong mùa hè nóng bức và xây dựng hình ảnh của MES LAB như một công ty thiết kế và phát triển sản phẩm chuyên nghiệp
- Khách hàng sơ cấp: Học sinh, sinh viên, người thuê nhà tại các thành phố
- Khách hàng thứ cấp: Người bán hàng ngoài trời, quán cafe nhỏ, văn phòng
- Giả thiết và ràng buộc: Nhóm thiết kế gồm 5 người, thời gian tiến hành dự án 3 tuần, mạng lưới gia công, tạo mẫu và sản xuất có thể sắp xếp được, nguyên vật liệu sẵn có
- Các bên liên quan: Nhóm thiết kế MESLAB, các nhà cung cấp vật liệu, nhà xưởng, nguyên liệu vận hành, khách hàng

Xây dựng yêu cầu đối với sản phẩm (Requirements)
Requirements là bảng tổng kết các yêu cầu mà sản phẩm cần đáp ứng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như chiến lược của doanh nghiệp đã đề ra. Các bước tiến hành:
- Danh sách nhu cầu khách hàng đã có ở bước Đồng cảm
- Chuyển đổi nhu cầu thành các đại lượng đo được
- So sánh với sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
- Cân đối và chốt lại các yêu cầu đối với sản phẩm
Xây dựng yêu cầu đối với sản phẩm (Requirements)
Danh sách nhu cầu đã thu thập được
- Danh sách tất cả các nhu cầu đã thu thập được
- Chuyển đổi từ ngôn ngữ của khách hàng thành ngôn ngữ chung của nhóm thiết kế
- Những nhu cầu giống nhau được ghép thành nhóm
- Chia nhu cầu mẹ – nhu cầu con
- Độ quan trọng của mỗi nhu cầu từ 1 – 5
Ví dụ về danh sách nhu cầu của dự án Coolice (MES LAB, 2014)
- Hiệu quả làm mát
- Gió đủ mát (5)
- Đá tan chậm (4)
- Mát cho nhiều người (3)
- Cảm giác khô thoáng, thoải mái, dễ chịu (5)
Tính thẩm mỹ
- Gọn gàng (5)
- Quạt bố trí kín bên trong (3)
- Kiểu dáng đẹp, bắt mắt (3)
Tính cơ động
- Nhẹ (4)
- Dễ di chuyển, mang vác (4)
Tính kinh tế
- Tiết kiệm điện, pin (4)
- Tiết kiệm đá (5)
- Tái sử dụng được đá đã tan (2)
Độ bền & an toàn
- An toàn điện (5)
- Chống nứt, rò (5)
- Chịu xóc, va chạm (4)
Kết luận
Trên đây là danh sách các nhu cầu đã được dịch sang ngôn ngữ của nhóm thiết kế và phân cấp mẹ – con. Số trong ngoặc thể hiện độ quan trọng của từng nhu cầu

Xây dựng yêu cầu đối với sản phẩm (Requirements)
So sánh với sản phẩm cạnh tranh & cân đối yêu cầu với sản phẩm
- Chọn các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường
- Mua mẫu, mượn mẫu để thử nghiệm, đo đạc trực tiếp
- So sánh thông số của các sản phẩm đó để làm căn cứ chọn thông số cho sản phẩm của mình
- Cân đối sao cho thông số cạnh tranh & phù hợp nguồn lực & chiến lược cạnh tranh của mình (bài toán thỏa hiệp kinh tế - kỹ thuật)
Ví dụ với dự án Coolice (MES LAB, 2014)
So sánh với 2 sản phẩm
- Thùng điều hòa tự chế làm mát tự chế bằng thùng xốp và đá viên + quạt con cóc
- Quạt sạc và phun sương mini
Lưu ý khi so sánh
- Tốt nhất nên đo đạc trực tiếp
- Khuyến khích trải nghiệm sản phẩm
Chọn thông số theo hướng dung hòa 2 yếu tố sau đây:
- Cạnh tranh nhất, ưu việt hơn đối thủ
- Đảm bảo phù hợp năng lực của doanh nghiệp và hướng khách hàng mục tiêu => cần ưu tiên các nhu cầu cấp thiết, có thể chấp nhận hy sinh các nhu cầu thứ yếu để có thể tập trung nguồn lực, tăng tính cạnh tranh
Xây dựng yêu cầu đối với sản phẩm (Requirements)
So sánh với sản phẩm cạnh tranh & cân đối yêu cầu với sản phẩm

Bài toán phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm [Tên sản phẩm] với [Mô tả sản phẩm] và đáp ứng các yêu
cầu sơ bộ như sau:
[Trình bày bảng yêu cầu sản phẩm]
