Các hoạt động thiết kế chính
Estimated reading: 18 minutes
37 views
Các hoạt động thiết kế chính bao gồm:
- Thiết kế kỹ thuật
- Thiết kế công nghiệp
Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế kỹ thuật liên quan đến các vấn đề về
đặc tính cơ học, vật lý, hóa học,…của sản phẩm
Ví dụ
Ví dụ như những tính toán về độ bền, vật liệu, mạch điện, độ ổn định, hiệu năng,…
Thiết kế công nghiệp
Thiết kế công nghiệp giải quyết vấn đề liên quan đến
người dùng như: kiểu sáng sản phẩm, cảm nhận của người dùng,
khả năng thao tác, sử dụng dễ dàng, an toàn khi sử dụng,… Sản
phẩm “đẹp” và “hấp dẫn” hay không là do thiết kế công nghiệp.
Nhân sự tham gia dự án Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Do tính chất quan trọng của sản phẩm và tầm ảnh hưởng của nó
đến sự phát triển của doanh nghiệp, các dự án Thiết kế và Phát
triển Sản phẩm thường huy động rất nhiều nhân sự từ nhiều
chuyên môn khác nhau trong doanh nghiệp. Một cách tổng quát, hầu như tất cả các nhân sự trong doanh nghiệp đều “tham gia”
các dự án sản phẩm ở những mức độ khác nhau. Tất nhiên, tùy
theo đặc thù và quy mô của dự án, số lượng người tham gia có
thể nhiều hay ít. Những dự án đơn giản thì chỉ cần một vài người
tham gia.
Chuyên môn của những người tham gia dự án rất đa dạng:
- Kỹ sư cơ khí
- Kỹ sư điện
- Kỹ sư tạo dáng
- Kỹ sư phần mềm
- Chuyên gia tài chính
- Chuyên gia
- marketing
- Chuyên gia thẩm mỹ
- Chuyên gia tâm lý,…
Tuy nhiên, có 3 chuyên môn chính thường xuyên tham gia vào các dự án Thiết kế và Phát triển Sản phẩm.. Đó là
- Marketing
- Thiết kế
- Chế tạo.
Chức năng marketing
Chức năng marketing chính là cầu nối giữa khách hàng, thị
trường và đội ngũ thiết kế sản phẩm. Chức năng này đảm nhiệm
viêc truyền tải thông điệp về cơ hội thị trường cũng như nhu cầu
của khách hàng đến với nhóm thiết kế và truyền đạt nội dung
thiết kế đến với người dùng. Các phần việc chính mà chức năng
này có thể đảm nhận bao gồm:
- Khảo sát thị trường
- Khảo sát nhu cầu khách hàng
- Thử nghiệm sản phẩm
- Thu thập phản hồi
- Giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Chức năng của Thiết kế
Thiết kế là chức năng chính trong bất kỳ dự án Thiết kế và Phát
triển Sản phẩm nào. Chức năng thiết kế chính là xương sống của
toàn bộ dự án. Chức năng này đảm nhận các phần việc liên quan
đến sự phát triển cốt lõi của sản phẩm, bao gồm:
- Lên ý tưởng sản phẩm, chọn lọc ý tưởng
- Phát triển concept
- Tạo dáng sản phẩm
- Tính toán cơ điện
- Lựa chọn vật liệu
- Xây dựng các bản vẽ
- Lựa chọn dây chuyền và quy trình sản xuất.
Chức năng chế tạo
Chức năng chế tạo thể hiện qua vai trò của các xưởng sản xuất.
Ngay từ khi thiết kế, vai trò của chức năng chế tạo đã thể hiện
tương đối rõ nét
- Phụ trách các vấn đề liên quan đến xây dựng và thử nghiệm hệ thống sản xuất
- Đưa ra các phản hồi để nhóm thiết kế chỉnh sửa sản phẩm cho phù hợp với năng lực và đặc điểm của dây chuyền hiện có
- Phụ trách việc đào tạo công nhân
- Kỹ sư vận hành nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru khi bước vào giai đoạn sản xuất sản phẩm.
Dự án Thiết kế và Phát triển Sản phẩm tốt cần có những gì?
Có nhiều tiêu chí đánh giá một dự án Thiết kế và Phát triển Sản
phẩm. Tuy nhiên, 5 tiêu chí chính cần được quan tâm, bao gồm:
- Chất lượng sản phẩm
- Chi phí sản xuất
- Chi phí thiết kế
- Tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường
- Tính kế thừa của dự án thiết kế.
Chất lượng sản phẩm
Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá một dự án Thiết kế
và Phát triển Sản phẩm. Một dự án thành công cần phải tạo ra
sản phẩm chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, hoạt
động ổn định, an toàn. Chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện
thông qua sự tín nhiệm của người tiêu dùng, thị phần mà sản
phẩm chiếm được so với các đối thủ cạnh tranh. Một sản phẩm
chất lượng là chìa khóa thành công của doanh nghiệp và ngược lại.
Chi phí sản xuất
Thiết kế tốt tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất với chi phí thấp
nhất có thể. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản còn lại sau
khi lấy doanh thu bán sản phẩm trừ đi chi phí nên nếu giảm
được chi phí sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ lớn hơn.
Việc giảm chi phí còn giúp cho doanh nghiệp hạ giá bán sản
phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh số. Một sản phẩm
chất lượng tốt nhưng không tối ưu về chi phí sản xuất sẽ không
thể làm nên một dự án thành công.
Chi phí thiết kế và phát triển sản phẩm
Bản thân công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm cũng cần tiêu
hao tài nguyên, tiền bạc và nhân lực của doanh nghiệp. Kiểm
soát được chi phí dành cho khâu thiết kế ở mức hợp lý là yếu tố
quan trọng của một dự án Thiết kế và Phát triển Sản phẩm. Nếu
chi phí dành cho khâu thiết kế quá cao, nó sẽ gián tiếp được
cộng vào giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh, giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tốc độ Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Đây là một yếu tố khác cần được xét đến khi đánh giá một dự án
thành công hay không. Tốc độ Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
được đánh giá thông qua việc đội ngũ thiết kế đưa được sản
phẩm ra thị trường trong bao lâu, có đủ nhanh hay không. Việc đưa sản phẩm kịp thời ra thị trường có vai trò quan trọng trong
việc cạnh tranh giành thị phần. Trong một số lĩnh vực như điện
tử tiêu dùng (điện thoại thông minh chẳng hạn), việc giới thiệu
sản phẩm mới nhanh hơn hay chậm hơn đối thủ mang ý nghĩa
sống còn. Với những sản phẩm có vòng đời ngắn, được cập nhật
cải tiến liên tục như vậy, nếu sản phẩm ra muộn và người tiêu
dùng đã chọn sản phẩm của đối thủ thì việc cạnh tranh sẽ trở
nên vô cùng chông gai, việc để mất thị phần là điều có thể nhìn
thấy.
Tính kế thừa của dự án
Với một dự án Thiết kế và Phát triển Sản phẩm, tính kế thừa
phản ánh một khía cạnh khác của sự thành công. Một dự án
được tổ chức tốt cần có tính kế thừa, nghĩa là những gì chúng ta
làm trong dự án này có thể được tái sử dụng ở các dự án trong
tương lai. Việc này giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí cho khâu
thiết kế, rút ngắn thời gian thiết kế, đưa sản phẩm ra thị trường
sớm hơn và kết quả là tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, việc
phát triển liên tục các công nghệ, nền tảng sản phẩm sẽ giúp
doanh nghiệp xây dựng thương hiệu vững chắc hơn.
Những khó khăn khi làm Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Thiết kế là hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều
chuyên môn, chịu sự tác động cùng lúc của nhiều yếu tố kinh tế,
kỹ thuật nên nhà thiết kế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
khi tiến hành dự án. Dưới đây là một số khó khăn điển hình.
Luôn phải thỏa hiệp giữa các tiêu chí
Một cách lý tưởng, nhà thiết kế luôn muốn tất cả các tiêu chí của sản phẩm đều ở mức “tốt nhất”.
Ví dụ
Ví dụ như sản phẩm phải bền trong khi vẫn đẹp và có giá rẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này không bao giờ có thể đạt được. Nhà thiết kế luôn phải tìm cách “thỏa hiệp”, tìm một sự kết hợp tốt nhất giữa các tiêu chí ở mức “tốt tương đối”. Thực tế thì khi tập trung làm tốt các tính năng kỹ thuật (bền, vật liệu tốt, đẹp) thì các chỉ tiêu kinh tế sẽ bị xấu đi (giá thành bị đội lên) và ngược lại.Cách tối ưu
Cách tối ưu mà nhà thiết kế có thể làm là lựa chọn phương án “tốt nhất” đối với phân khúc khách hàng mà họ hướng đến.
Ví dụ
Chẳng hạn như, nếu làm sản phẩm cho người có thu nhập cao, yêu cầu về độ bền, thẩm mỹ, công nghệ khắt khe và có khả năng chi trả thì nhà thiết kế có thể hy sinh tính kinh tế để tập trung vào các chỉ tiêu kỹ thuật. Ngược lại, nếu làm sản phẩm cho người thu nhập thấp, quan tâm đầu tiên là giá bán thì nhà thiết kế cần hy sinh một số chỉ tiêu kỹ thuật để đảm bảo tính kinh tế của sản phẩm.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ
Khi làm sản phẩm, tình huống hay xảy ra là có khá nhiều công ty
cũng làm sản phẩm tương tự như chúng ta. Đây là tình huống
cạnh tranh rất phổ biến trên thị trường. Như đã nói ở phần về sự
quan trọng của tốc độ thiết kế và phát triển sản phẩm, sự cạnh
tranh là rất gay gắt. Nhà thiết kế luôn phải làm việc dưới áp lực
về thời gian (tiến độ) và thường phải đưa ra các quyết định về
thiết kế trong điều kiện thiếu thốn thông tin. Việc chạy đua cùng đối thủ luôn xảy ra.
Những khó khăn khác
Một khó khăn khác có thể kể đến là sự biến động của chính sách vĩ mô. Những quy định của nhà nước sở tại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản phẩm.
Ví dụ
Lấy ví dụ như ở Việt Nam, cách đây chừng vài năm, nhà chức trách ra quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc đối với người đi xe gắn máy. Rất nhiều doanh nghiệp, xưởng nhỏ đã đầu tư thiết kế và sản xuất mũ bảo hiểm. Sau đó một thời gian, lại có quy định chỉ có mũ bảo hiểm “chính hãng” mới được lưu hành, kết quả của những xưởng nhỏ như thế nào thì các bạn có thể hình dung
Sự thay đổi về thị
hiếu của người tiêu dùng
Ngoài sự tác động của các chính sách vĩ mô, sự thay đổi về thị
hiếu của người tiêu dùng cũng là yếu tố gây khó khăn rất lớn cho
công tác Thiết kế và Phát triển sản phẩm.
Ví dụ
Đơn cử như với các sản phẩm về dịch vụ website. Vào những năm 2006 – 2008, ở Việt Nam rất nhiều người dùng các dịch vụ Blog của Yahoo! (Yahoo! 360). Yahoo! được coi là khá thành công ở khía cạnh thu hút người dùng ở giai đoạn này và họ đã dự định cho ra hàng loạt sản phẩm đi kèm Yahoo! 360. Nhưng rồi chỉ gần 2 năm sau, Facebook trở thành trào lưu mới và thu hút gần hết người dùng. Kết quả là các dự án chưa kịp triển khai của Yahoo xung quanh Yahoo! 360 đều bị hủy.
Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết
Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết cũng là thách thức thực sự với các
nhà thiết kế khi làm sản phẩm.
Ví dụ
Một chi tiết rất nhỏ như con ốc lắp máy tính để bàn cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất khi nó được dùng cho hàng triệu bộ và vì thế, nó cần được thiết kế cẩn thận.
Tiềm ẩn rủi ro cao vì mức đầu tư lớn
Hoạt động Thiết kế và Phát triển Sản phẩm còn khó khăn ở chỗ
nó tiềm ẩn rủi ro cao vì mức đầu tư lớn.