Tại sao cần nghiên cứu về Thiết kế và Phát triển Sản phẩm?
- Có rất nhiều lý do dẫn đến sự cấp thiết phải có ngành Thiết kế và Phát triển Sản phẩm riêng biệt.
- Lý do đầu tiên phải kể đến chính là tầm quan trọng của sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp, như đã đề cập ở phần trên
Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
- Thiết kế và Phát triển Sản phẩm chính là bước đầu tiên để hiện thực hóa sản phẩm, giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, xâm nhập hoặc chiếm lĩnh thị trường.
- Thiết kế và Phát triển Sản phẩm là hoạt động quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm tốt thì doanh nghiệp thịnh vượng, và ngược lại
“Blackberry thất bại do những sai lầm trong chiến lược Thiết kế và Phát triển Sản phẩm, không nhận thức được xu hướng sử dụng điện thoại thông minh kết hợp kho ứng dụng, chậm chân trong việc đưa vào màn hình cảm ứng kích thước lớn, chậm ứng phó với thay đổi trong thị hiếu người dùng”
Được dùng như một “vũ khí” giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường
Bên cạnh lý do liên quan đến tầm quan trọng của sản phẩm, ngày nay, Thiết kế và Phát triển Sản phẩm cũng được dùng như một “vũ khí” giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trườngVí dụ
Trong thị trường điện thoại thông minh (smartphone), ngoài cuộc đua về công nghệ phần cứng và phần mềm (app), cuộc đua về thiết kế cũng rất căng thẳng. Các hãng cạnh tranh với nhau bằng thiết kế của sản phẩm và dùng các quyền sở hữu về bản quyền thiết kế sản phẩm để ràng buộc nhau.
-> Ví dụ mang tính thời sự nhất là vụ kiện trị giá 1 tỷ USD giữa 2 hãng Apple và Samsung xung quanh thiết kế điện thoại thông minh (năm 2012).
Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh trong tâm trí người dùng, đạt được giá trị thương hiệu vững chắc.
Thiết kế và Phát triển Sản phẩm còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh trong tâm trí người dùng, đạt được giá trị thương hiệu vững chắc.Ví dụ 1
Khi nói đến những sản phẩm xe hơi thể thao của Ferrari, người ta nghĩ ngay đến những thiết kế đẹp, khỏe, nhanh và sành điệu.Ví dụ 2
Khi nói đến máy tính xách tay dòng ThinkPad của Lenovo, người ta có ấn tượng về những thiết bị dành cho doanh nhân: chắc, khỏe, nghiêm túc, bền bỉ, hiệu suất cao. Đó là những ví dụ về dấu ấn của Thiết kế và Phát triển Sản phẩm lên thương hiệu.Một cách sơ bộ, có thể phân các dự án thiết kế sản phẩm thành 2 loại:
- Thiết kế cách mạng (revolutionary design)
- Thiết kế tiến hóa (evolutionary design).
Căn cứ của việc phân loại này dựa vào bản chất của sản phẩm được thiết kế.
Thiết kế cách mạng
Nếu sản phẩm mang tính đột phá, được tạo ra trên nền công nghệ mới hoàn toàn. Các thiết kế này thường thừa hưởng các kết quả nghiên cứu, phát minh có tầm ảnh hưởng lớn.
Ví dụ 1
Đối với loại hình thiết kế này là động cơ hơi nước của James Watt, loại động cơ đã góp phần quan trọng mở ra cuộc cách mạng công nghiệp.Ví dụ 2
Thiết kế của chiếc máy bay đầu tiên, chiếc xe hơi đầu tiên hay chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên.Thiết kế tiến hóa
Nếu sản phẩm được phát triển trên nền các công nghệ đã có và từ các sản phẩm “đời trước”, thiết kế được gọi là “tiến hóa”. Các thiết kế này thường được tiến hành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ưu điểm
Khả năng kế thừa: các model sau có thể kế thừa nhiều đặc điểm của model trước, nhờ đó mà doanh nghiệp giảm được chi phí thiết kế và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phần lớn các dự án thiết kế sản phẩm thuộc thể loại thiết kế tiến hóa.Ví dụ
Các xe hơi BMW dòng 5 series (hình 1.1), các máy tính xách tay ThinkPad dòng T hay dòng X, các điện thoại thông minh Samsung Galaxy dòng S,…