Mục đích của việc tạo mẫu sản phẩm
Estimated reading: 4 minutes
111 views
Mục đích của việc tạo mẫu sản phẩm
Mục đích của việc tạo mẫu sản phẩm là để
- tìm hiểu, nhằm trả lời các câu hỏi về hiệu năng, độ khả dụng của sản p
- truyền đạt, nhằm demo sản phẩm để lấy ý kiến
- tích hợp, nhằm kết hợp các hệ thống con vào hệ thống lớn
- tạo mốc phát triển nằm trong lịch trình của nhóm thiết kế
Mỗi loại mẫu thích hợp với một mục đích khác nhau như nêu
trên bảng 11.1.

Một số quy tắc khi tạo mẫu sản phẩm
Có một số quy tắc cần biết khi tiến hành tạo mẫu sản phẩm. Cụ
thể như sau:
Mẫu phân tích linh hoạt hơn mẫu vật lý:
các tham số của mẫu phân tích có thể dễ dàng điều chỉnh để có thiết kế mới trong khi mẫu vật lý hầu như không thể sửa đổi sau khi đã thành hình.Mẫu vật lý có thể giúp phát hiện các hiện tượng bất thường:
Chỉ khi có mẫu vật lý, các tương tác không dự đoán được (như trong mẫu phân tích) mới xuất hiện và được sửa chữa. Vì lý do đó, người ta luôn cố gắng dùng mẫu vật lý.Chiến lược tạo mẫu sản phẩm
- Dùng mẫu để giảm rủi ro và những yếu tố không chắc chắn
- Làm mẫu khi đã có mục đích rõ ràng
- Cân nhắc làm nhiều loại mẫu
- Chọn thời gian thích hợp cho các giai đoạn tạo mẫu: Ban đầu, khi cần đánh giá concept thì có thể tạo nhiều mẫu. Sau này, khi thử nghiệm thì làm ít mẫu nhưng toàn diện để thử nghiệm khả năng hoạt động như hệ tích hợp
- Bố trí các khoảng thời gian để xem xét sau mỗi giai đoạn tạo mẫu
Các bước tạo mẫu sản phẩm
Việc tạo mẫu sản phẩm có thể đi theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định mục đích – Tìm hiểu, truyền đạt, tích hợp hay làm mốc phát triển?
- Bước 2: Xác lập loại mẫu cần tạo – Mẫu vật lý hay phân tích, mẫu toàn diện hay tập trung?
- Bước 3: Vạch kế hoạch thử nghiệm – Dùng phương pháp nào để đánh giá mẫu?
- Bước 4: Tạo lịch trình – làm mẫu hết bao lâu?