Hiểu về quản lý dự án phát triển sản phẩm
Estimated reading: 8 minutes
102 views
Quản lý dự án phát triển sản phẩm
Quản lý dự án phát triển sản phẩm là lập kế hoạch, tổ
chức và thiết kế quy trình thực hiện dự án, với mục đích
tạo ra sản phẩm được khách hàng đón nhận nhiều nhất.
Quá trình này kết thúc khi sản phẩm được đưa ra thị
trường.
Quản lý dự án phát triển sản phẩm được thực hiện như thế nào?
- Quản lý dự án phát triển sản phẩm được thực hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch dự án. Trong đó xác định mục tiêu của dự án, phương thức thực hiện, nhiệm vụ và nguồn lực cần thiết, ngân sách và thời gian hoàn thành.
- Bên cạnh đó, quản lý dự án phát triển sản phẩm cũng được diễn ra trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch dự
án, cùng với việc điều hành, kiểm soát thường xuyên, đảm bảo thông tin chính xác và khách quan về hiệu quả của công việc. Nó liên quan trực tiếp đến kế hoạch và phương thức triển khai khi cần thiết phải sửa đổi quy trình.
Vai trò của quản lý dự án
- Hoạt động quản lý dự án đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm. Quản lý dự án tốt giúp nhà thiết kế đảm bảo các hoạt động ăn khớp và đúng thời gian. Việc này không chỉ có tác động trong một dự án mà giúp phân chia, tối ưu nhân lực và chi phí cho các dự án.
- Quản lý dự án tốt còn giúp nhà thiết kế ứng biến được trong các trường hợp rủi ro. Nhiều trường hợp dây chuyền sản xuất trục trặc, vật tư của nhà cung ứng bị lỗi,…có thể phát sinh thường xuyên. Do đó, quản lý dự án tốt sẽ giúp lường trước những rủi ro có thể gặp phải và cách ứng phó.
Nguyên tắc quản lý dự án phát triển sản phẩm
Để quản lý tốt dự án, nhà thiết kế cần thực hiện theo các
nguyên tắc chung. Đó là các task (tác vụ hoặc nhiệm vụ).
Tác vụ nối tiếp
Các tác vụ được coi là nối tiếp khi việc thực hiện tác vụ này đòi hỏi tác vụ trước nó phải được thực hiện xong.
Mô tả
Các tác vụ nối tiếp thường là “điểm nghẽn” của dự án do tác vụ phía sau phải chờ kết quả của tác vụ trước để bắt đầu thực hiện. Việc theo dõi, điều phối tác vụ nối tiếp dễ dàng hơn so với 2 loại tác vụ còn lại. Khó khăn của người quản lý dự án chỉ đến ở khâu lập kế hoạch khi bóc tách chi tiết để biến tác vụ nối tiếp thành các tác vụ nhỏ có thể thực hiện song song. Đối với một tác vụ nối tiếp quan trọng, thời điểm bắt đầu tác vụ đó có thể được như là một “mốc” (milestone) của dự án.Tác vụ song song
Các tác vụ song song có thể, nhưng không bắt buộc phải thực hiện đồng thời.
Chú ý
- Các tác vụ nếu có thể thực hiện song song với nhau sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án. Do vậy, nguyên tắc chung của Quản lý dự án là bóc tách và đưa về nhiều tác vụ song song nhất.
- Tuy nhiên, các tác vụ song song có thời gian hoàn thành khác nhau. Do vậy, người quản lý, điều phối dự án phải tối ưu được thời gian và nhân sự để thực hiện tác vụ tốn thời gian nhất (xem chi tiết trong phần sau – Các bước thực hiện).
- Đồng thời, người giữ vai trò quản lý dự án cũng cần có khả năng ước tính chính xác thời gian cần thực hiện cho từng tác vụ (dựa trên kinh nghiệm đối với các dự án trước).
- Rủi ro có thể phát sinh khi người điều phối dự án không thể theo dõi chất lượng và tiến độ của nhiều tác vụ cùng thực hiện một lúc.
Tác vụ sóng đôi (song hành)
Các tác vụ này đòi hỏi phải được thực hiện đồng thời và thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa.
Tác vụ sóng đôi
Tác vụ sóng đôi là loại tác vụ khiến người quản lý dự án mất công sức theo dõi, điều phối nhất do các tác vụ cần làm đồng thời và tương tác với nhau.
Tác vụ sóng đôi cũng gây ra rủi ro nhiều nhất
Tác vụ sóng đôi cũng gây ra rủi ro nhiều nhất, vì chúng ta khó biết rõ những nguy cơ phát sinh khi thực hiện tác vụ này có thể ảnh hưởng ra sao đến những tác vụ còn lại.