Dự báo nhu cầu tài chính
Dự báo nhu cầu tài chính
Dự báo nhu cầu tài chính cho các công việc sẽ triển khai để xây dựng sản phẩm. Bao gồm từng công việc đã được lập kế hoạch theo mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Tiến hành dự báo chi phí cho từng nội dung công việc đó, về thời điểm và lượng vốn cần chi phí cho mỗi hoạt động một cách chi tiết nhất có thể. Trong đó các chi phí tài chính sẽ thường được chia thành một số nhóm cơ bản như:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động ban đầu
Loại vốn này bao gồm:
- Chi phí cho việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm ban đầu.
- Chi phí cho việc phát triển thêm đặc tính của sản phẩm theo kế hoạch dài hạn.
- Chi phí cho hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm, tạo dựng thương hiệu theo từng thời điểm đã xác định trong chiến lược phát triển sản phẩm.
- Chi phí cho các tài sản cố định cần sử dụng để vận hành sản phẩm như mặt bằng, xây dựng, trang thiết bị máy móc, vật dụng, phương tiện vận tải,...
Đánh giá khả thi về mặt tài chính
- Trong việc đánh giá khả thi kinh tế của một dự án, về mặt định lượng có hai phương pháp phổ biến đó là: phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV và phương pháp Tỷ suất hoàn vốn nội bộ – IRR.
- Cả hai phương án nêu trên đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, và đôi khi chúng ta cần kết hợp đánh giá cả hai chỉ số của hai phương án để làm cơ sở đưa ra quyết định cho dự án.
Phương pháp Giá trị hiện tại thuần – NPV
Giá trị hiện tại thuần, như tên gọi của nó giúp nhóm phát triển dự án đo lường giá trị hiện tại của khoản đầu tư cho một quyết định của dự án hoặc là cho cả dự án đó. Nó giúp định lượng hóa khoản thu nhập cần thiết, để đạt được một lợi suất mục tiêu, với một khoản đầu tư sẽ bỏ ra ban đầu.
Chỉ số NPV
Chỉ số NPV là tổng giá trị của dòng tiền của tất cả các thời kỳ trong một khoảng thời gian đánh giá cụ thể, đã được chiết khấu đi theo một tỷ lệ nhất định bởi sự mất giá tự nhiên của tiền tệ và các rủi ro có thể có trong tương lai, và được biểu thị trong công thức:

Trong đó:
- NCFt là dòng tiền ròng sau thuế, bằng dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra trong thời kỳ t. Được tính toán từ bảng dự báo dòng tiền vào ra theo kế hoạch của dự án đã được thiết lập ở hai bước trên.
- C0 là tổng giá trị khoản đầu tư ban đầu.
- r là tỷ suất chiết khấu bằng tỷ lệ mất giá của tiền tệ cộng với tỷ suất rủi ro có thể có trong tương lai
- T là tổng thời gian đánh giá.
Ví dụ
Để dễ hình dung về cách tính toán cũng như thông tin mà chỉ số NPV mang lại ta có một ví dụ đơn giản như sau:
Chúng ta có hai lựa chọn đầu tư X và Y có dòng tiền dự kiến được liệt kê như bảng bên, với tỷ suất chiết khấu là 10%. Chúng ta sẽ tính chỉ số NPV để đưa ra quyết định đầu tư.

Phân tích
Trong bảng, các giá trị âm thể hiện dòng tiền ra và các giá trị dương thể hiện dòng tiền vào. Chúng ta có thể nhận thấy tổng giá trị chưa chiết khấu của hai phương án X và Y là như nhau và bằng 800 triệu. Tuy nhiên giá trị NPV của hai phương án lại khác nhau.
Chính giá trị thời gian của dòng tiền là yếu tố khiến cho NPV của hai phương án này khác nhau. Trong ví dụ trên, bạn nhận được 1 tỷ đồng trong năm thứ hai và có thể đem khoản tiền này để đầu tư an toàn ( với mức lãi suất 10% mỗi năm, bằng với tỷ suất chiết khấu r). Do đó giá trị nhận được của 1 tỷ trong năm thứ hai này lớn hơn giá trị 1 tỷ nhận được trong năm thứ tư.
Trường hợp chỉ số NPV được áp dụng để dự báo tính khả thi của một dự án. Nếu:
- Chỉ số NPV > 0 : Dự án là khả thi và đáng làm
- Chỉ số NPV = 0 : Dự án sẽ được làm nếu kỳ vọng về khả năng kiểm soát rủi ro của tổ chức là tốt, và trong quá trình triển khai sẽ đưa ra được những giải pháp làm giảm tỷ suất chiết khấu (r)
- Chỉ số NPV < 0 : Dự án cần phải rà soát xem xét lại tất cả các khâu để cải thiện được chỉ số NPV thì mới khả thi để thực hiện.
Kết luận
Vậy chỉ số NPV, sẽ cho chúng ta biết khả năng và mức độ sinh lời của dự án. Nó chính là giá trị lãi ròng được quy về thời điểm hiện tại. Từ đó, giúp đội ngũ phát triển dịch vụ có thể cân nhắc chọn phương án hành động nào trong số các ý tưởng mà họ đã đưa ra và sàng lọc được. Giúp cho nhà đầu tư cân nhắc việc có hay không nên đầu tư vào dự án.
Giá trị IRR chính là giá trị của tỷ suất chiết khấu (r) khiến cho giá trị NPV = 0. Tức là mức rủi ro mà tại đó dự án, hay khoản đầu tư sẽ hòa vốn. Hay nói cách khác IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0.
Phương trình trên khai triển cho một đa thức bậc cao phức tạp, chúng ta không thể tính chính xác được IRR nhưng có thể tính gần đúng, sử dụng công cụ có sẵn là hàm Excel.
Lưu ý
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một phương trình bậc cao có thể có nhiều nghiệm, nếu chọn sai giá trị gần đúng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hạch toán kinh tế. Do sự phức tạp, nhiều dự án thiết kế dịch vụ hay phát triển sản phẩm đều chỉ dựa vào NPV để căn cứ quyết định chọn phương án.Điểm yếu khi sử dụng NPV là gì?
Vậy điểm yếu khi sử dụng NPV là gì? Nếu để đánh giá khả thi, NPV là công cụ khá mạnh. Nhưng, nếu dùng nó làm căn cứ quyết định lựa chọn phương án triển khai tiếp thì NPV có thể bỏ sót mất yếu tố về quy mô của dự án.Ví dụ
NPV bằng 100 triệu trong dự án chi phí 100 triệu là tốt, nhưng NPV 100 triệu trong dự án 1 tỷ thì con số này không mấy ấn tượng. Ngược lại, IRR đo lường dưới dạng phần trăm, đồng thời có thể cho biết mức chi phí biên an toàn mà dự án có thể chịu được, trước khi trở nên hòa vốn hoặc lỗ. Nó đơn giản và trực quan hơn đối với nhà đầu tư.Kết luận
Quay trở lại ví dụ với ba phương án, ta thấy phương án B và phương án C cho kết quả NPV gần như nhau, tuy nhiên phương án C yêu cầu đầu tư ban đầu lớn hơn, và cho tổng doanh thu sau 4 năm cao hơn. Nhưng do ở quy mô lớn hơn nên IRR của phương án C lại thấp hơn. Như vậy đầu tư vào phương án B sẽ ít rủi ro hơn C, và phương án A vẫn là phương án đáng đầu tư nhất.