Đưa ra những quyết định cho dự án
Estimated reading: 4 minutes
85 views
Giới thiệu
Bước cuối cùng trong công việc hạch toán kinh tế cho dự
án phát triển sản phẩm đó là sử dụng các thông tin, các
phân tích về tài chính để làm cơ sở đưa ra những quyết
định cho dự án.
Việc hạch toán kinh tế sẽ được diễn ra khi nào?
- Việc hạch toán kinh tế sẽ được diễn ra sau bước xác lập bài toán và xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. Và nó được hoàn thiện liên tục, bổ sung các dữ liệu chi tiết hơn cụ thể hơn thông qua các bước khảo sát khách hàng, khảo sát nhu cầu thị trường, khảo sát đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,…Và trong quá trình đưa ra các ý tưởng cho việc hình thành sản phẩm.
- Sau khi các ý tưởng được sàng lọc bởi tất cả các tiêu chí khác thì việc cuối cùng trước khi quyết định lựa chọn và triển khai một ý tưởng là phân tích tài chính ứng với phương án đó để kiểm tra lại mức độ khả thi về mặt tài chính. Đồng thời, cân nhắc lựa chọn phương án có lợi nhất về mặt kinh tế, hoặc là đánh giá mức độ đánh đổi về kinh tế như thế nào nếu chúng ta thỏa hiệp, để lựa chọn một phương án phục vụ cho những mục tiêu khác dài hạn hơn của dự án.
Làm thế nào để chắc chắn rằng dự án phát triển sản phẩm của doanh nghiệp được tăng liên tục theo thời gian?
Đây chính là lúc cần phải đo lường tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Nó bao gồm:
- Chi phí cố định và chi phí phát sinh
- Xác định điểm hòa vốn.
- Dự đoán về dòng tiền.
- Chi phí cố định & Chi phí phát sinh.
Một trong những phần quan trọng nhất trong dữ liệu tài chính mà người sáng lập phải nắm rõ (và cập nhật liên tục) là tổng chi phí để vận hành doanh nghiệp. Tổng chi phí vận hành doanh nghiệp bao gồm chi phí cố định và chi phí phát sinh.
Chi phí cố định
- Là loại chi phí mà không thay đổi theo khối lượng sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí này sẽ giữ nguyên, bất kể việc sản xuất thêm các sản phẩm.
- Ví dụ: các khoản thuế, bảo hiểm, vật tư văn phòng phẩm,…
Chi phí phát sinh
- Là loại chi phí thay đổi theo khối lượng sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí này có thể biến động theo mức giá của một sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất ra, tăng hoặc giảm theo tình hình sản xuất.
- Ví dụ: chi phí nguyên liệu cấu thành trực tiếp lên sản phẩm, chi phí lao động trực tiếp, hoa hồng,…