Vận dụng công cụ Sở hữu trí tuệ khi phát triển sản phẩm
Doanh nghiệp cần xác định rõ cần ưu tiên theo hướng nào:
- Nghiên cứu phát triển công nghệ mới.
- Ứng dụng công nghệ có sẵn (có thể dùng được ngay hoặc phải phát triển thêm mới có thể ứng dụng) vào sản phẩm.
Thường thì doanh nghiệp Việt không tự nghiên cứu phát triển công nghệ mới, nên vai trò của các công cụ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh này chủ yếu là tìm kiếm các công nghệ có sẵn có tiềm năng áp dụng được.
Với công nghệ có sẵn
- Với công nghệ có sẵn nhưng chưa thể áp dụng cho sản xuất, đây có thể là dự án nghiên cứu & phát triển sản phẩm dài hơi. Nhóm phát triển sản phẩm có thể tham khảo và so sánh các ưu điểm của các công nghệ tìm được để cải thiện công nghệ mình phát triển.
- Nếu doanh nghiệp tìm các công nghệ có sẵn, có thể sản xuất đại trà thì đây là một công cụ nhanh chóng và hữu ích.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của bước này là tìm kiếm các giải pháp, sángnchế,…liên quan đến vấn đề đang phát triển trên các kho dữ liệu bằng sáng chế. Việc tìm kiếm này cũng rất hữu dụng trong việc nâng cao kiến thức của nhóm phát triển sản phẩm, có thể giúp ích nhiều cho các dự án sau. Trong giai đoạn này có thể tìm thêm các kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký để tránh việc trùng lặp.
Một số nguồn tìm kiếm các sáng chế:
- Thư viện phát minh, sáng chế Việt Nam: noip.gov.vn (có thể tra cứu cả phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, và kiểu dáng công nghiệp).
- Thư viện phát minh, sáng chế Hoa Kỳ: patft.upsto.gov.
- ep.espacenet.com
- freepatentsonline.com
Ứng dụng vào các trường hợp khác nhau như sau:
- Doanh nghiệp nghiên cứu phát triển công nghệ mới: Nếu doanh nghiệp muốn đăng kí bảo hộ độc quyền cho công nghệ sẽ phát triển thì việc tham khảo các bằng sáng chế cũ sẽ giúp ích (những nội dung gì cần đưa vào, trình bày ra sao,…).
- Doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ có sẵn: bước này giúp kiểm tra so sánh các giải pháp, ưu điểm lớn nhất của từng giải pháp, và ứng dụng của chúng như thế nào.
Lưu ý
Trước khi nghiên cứu ứng dụng sáng chế, cần liên lạc và xin hỗ trợ từ chủ sở hữu sáng chế. Trong trường hợp không được cho phép sử dụng sáng chế, doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp khác.
Những người sau đây mới có quyền nộp đơn đăng kí:
- Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của mình.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật thì quyền đăng ký thuộc về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm đại diện cho nhà nước để đăng ký.
- Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý.
- Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí – điều kiện kỹ thuật thì một phần đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước.
- Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không có quy định nào khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của nhà nước trong việc hợp tác nghiên cứu.
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản,
có quyền để thừa kế quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký. Sau khi đã lựa chọn được concept doanh nghiệp có thể xây dựng bộ chỉ dẫn để áp dụng khi thiết kế chi tiết và giữ lại các bảng so sánh để đối chiếu, làm tài liệu sau này.
Sở hữu trí tuệ là gì?
Có thể nói, sở hữu trí tuệ là công cụ hữu ích giúp bảo vệ tài sản trí tuệ (giải pháp, công nghệ, nhãn hiệu, kiểu dáng…) của doanh nghiệp. Đó cũng là công cụ giúp tiếp cận nhanh với các công nghệ, giải pháp, sáng chế khi thiết kế sản phẩm (khâu concept trong quy trình phát triển sản phẩm mới).