Các quan điểm về quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Estimated reading: 4 minutes
173 views
Các quan điểm về quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc quá trình Thiết
kế và Phát triển Sản phẩm diễn ra như thế nào. Các quan điểm
này xuất phát từ phong cách của mỗi tác giả, từ đặc thù của
những dự án mà họ làm và cả từ sự phát triển của kỹ thuật
đương thời.
Quan điểm của Foreman
Foreman (1967) quan niệm quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm như là một chuỗi các hoạt động, bao gồm: Phát hiện vấn đề – Xác lập Nhu cầu – Thỏa mãn Nhu cầu – Đưa ra Giải pháp. Hình 2.2 mô tả quan điểm này của ông.
Quan điểm của Brennan
Brennan (1990) lại quan niệm quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm như tập hợp các hoạt động mang tính lặp đi lặp lại, thử và sai liên tục để tìm lời giải cho các vấn đề mà xã hội yêu cầu bằng các giải pháp mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Hình 2.3 mô tả quan điểm này của Brennan.
Quan điểm của Ulrich
Ulrich quan niệm quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm là quá trình mang tính cấu trúc cao, bao gồm nhiều bước được xác định rõ ràng. Quan niệm này được đưa ra lần đầu năm 1995 và được chỉnh sửa, bổ sung để đưa vào sách “Product Design and Development” viết chung với Eppinger. Theo đó, quá trình thiết kế bao gồm khảo sát khách hàng, thiết lập thông số sơ bộ, tạo, chọn và thử nghiệm mẫu concept, chốt lại thông số cuối cùng của sản phẩm và chuẩn bị sản xuất. Quan điểm này hiện được chấp nhận khá rộng rãi trong lĩnh vực Thiết kế và Phát triển Sản phẩm. Hình 2.4 mô tả quá trình theo đề xuất của Ulrich.
Quá trình của Ulrich
Dù được chấp nhận rộng rãi, quá trình trên của Ulrich vẫn được
cho là không phản ánh đúng với thực tế mang tính “lặp” hay
“thử và sai” của công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm. Theo
quá trình của Ulrich, công tác thử nghiệm và chỉnh sửa toàn
diện nằm ở cuối quá trình, ngay trước khi sản xuất nhưng có
những công ty, như IDEO chẳng hạn, rất coi trọng việc tạo mẫu
và thử nghiệm ngay từ khi có ý tưởng (từ đầu) và chấp nhận
“thử và sai” nhiều lần từ rất sớm. Tuy vậy, xét về tính bao quát
và khả năng mô tả một cách có hệ thống thì quá trình do Ulrich
đề xuất vẫn là tốt nhất tính cho đến thời điểm này.