Phần bổ sung 1 Tóm lược tổng thế quá trình phát triển sản phẩm (Theo Ulrich/Q – 5)
Cơ hội kinh doanh
Cơ hội kinh doanh là kết quả sự cân đối giữa nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.Tìm kiếm cơ hội kinh doanh
Tìm kiếm cơ hội kinh doanh chính là việc xác định xem thị trường cần gì, mình đáp ứng được gì, hoặc cần “kích cầu” gì, hoặc cần nghiên cứu gì thêm để có thể làm cho “nhu cầu” và “khả năng” gặp nhau.
Tạo ra nhiều ý tưởng
Đội ngũ thiết kế sản phẩm bắt đầu bằng việc tạo ra nhiều ý tưởng, càng nhiều càng tốt. Có nhiều phương pháp tạo ý tưởng, nổi bật và dễ áp dụng là Brainstorming. Chương 3 có trình bày hướng dẫn brainstorming.Sau khi có nhiều ý tưởng
Sau khi có nhiều ý tưởng, đội ngũ thiết kế bắt đầu tiến hành sàng lọc để cho ra ý tưởng tốt nhất, phát triển, hoàn chỉnh ý tưởng đó để đi tiếp. Có nhiều phương pháp tạo và sàng lọc ý tưởng, chi tiết ở chương 3.
Mục đích
Khâu này nhằm xác định xem ý tưởng khả thi hay không, phân bổ nguồn lực ra sao, nhân sự dự án thế nào, các dòng sản phẩm, các phân khúc khách hàng,…Đầu ra
Đầu ra của khâu này là bản “Nhiệm vụ” – Mission Statement – chỉ rõ các chi tiết trên. Đây là tài liệu quan trọng, là xuất phát điểm cho quá trình thiết kế thực sự diễn ra ngay sau khâu này. Nó có tác dụng như kim chỉ nam cho nhóm thiết kế. Chương 4 trình bày vấn đề này.
Ý tưởng người dùng
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp coi khách hàng là nguồn sáng tạo dồi dào. Thưc tế thì khách hàng có nhiều ý tưởng mà nhà thiết kế không nghĩ ra. Khi khảo sát, nhóm thiết kế cần xem khách hàng có đề xuất gì hay không.Ở cuối khâu này
Ở cuối khâu này, cần dịch nhu cầu khách hàng sang ngôn ngữ của nhóm thiết kế để có hiểu biết chung và thống nhất trong nhóm về những gì khách hàng thực sự cần. Kỹ thuật chi tiết để thu thập thông tin từ khách hàng và để dịch các thông tin này sang ngôn ngữ của nhà thiết kế được trình bày ở chương 5.
Nhóm thiết kế
Ở khâu này, nhóm thiết kế cần xem xét, đánh giá tính năng, thông số kỹ thuật của các sản phẩm đối thủ để từ đó đặt thông số của sản phẩm của mình nhằm đảm bảo tính cạnh tranh tốt nhất. Có nhiều công cụ thực thi nhiệm vụ này, trong đó có việc sử dụng các Ma trận quan hệ và “Ngôi nhà Chất lượng” (House of Quality). Các kỹ thuật này sẽ được trình bày ở chương 6.
Concept
Concept là sự mô tả sơ bộ về sản phẩm, về mặt hình dáng và chức năng. Concept có thể chưa hoàn chỉnh và ở mức rất sơ lược. Có thể mô tả concept bằng bản vẽ hoặc làm mẫu mô phỏng.Các hoạt động
Khâu này bao gồm các hoạt động: Tạo ra nhiều concept (không gian giải pháp khả dĩ), lựa chọn concept tốt và tối ưu hóa concept, thử nghiệm sơ bộ để có phản hồi từ khách hàng. Việc thử nghiệm này nhằm đo lường phản ứng của khách hàng và ý định mua của họ, từ đó ước lượng được quy mô thị trường và doanh số bán dự kiến.
Các hoạt động
Các hoạt động chính bao gồm thiết kế hệ thống và thiết kế chi tiết. Thiết kế bao gồm cả thiết kế công nghiệp và thiết kế kỹ thuậtYêu cầu
Khâu này là khâu đòi hỏi sự chính xác, khoa học, tỉ mỉ và mang tính kỹ thuật rất cao. Hầu hết kỹ sư công nghiệp tại Việt Nam được đào tạo để thiết kế ở giai đoạn này.Ví dụ
Kỹ sư tạo dáng, kỹ sư cơ, điện, kỹ sư phần mềm,…Các chương 9, 10, 11, 12, 13 trình bày các vấn đề này.Mục đích
Mục đích của thử nghiệm không phải để đo phản hồi khách hàng như khi phát triển concept mà là để phát hiện sai sót, lỗi,…nhằm kịp thời sửa chữa.Nhóm thiết kế
Nhóm thiết kế có thể phải thử đi thử lại nhiều lần (beta 1, beta 2,…) cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. Mẫu thử có thể được làm thủ công, làm trên máy bất kỳ hoặc có thể dùng chính dây chuyền dự kiến để chế tạo. Chương 11 trình bày chi tiết các công nghệ tạo mẫu nhanh hiện nay.
Mục đích
Khâu này nhằm mục đích thử nghiệm dây chuyền sản xuất đã ổn chưa, còn gì cần phải khắc phục, có cần thay đổi thiết kế để tối ưu hóa dây chuyền hay không.