Lựa chọn và tối ưu concept sản phẩm
- Ở phần trên, thông qua bước tạo concept, nhóm thiết kế đã tạo ra được một tập hợp vài mẫu concept khả dĩ đáp ứng được các đòi hỏi của khách hàng và phù hợp với các thông số đề ra.
- Việc lựa chọn này không phải dễ dàng vì bản thân các concept còn ở mức rất khái quát, các cơ sở để lựa chọn hầu như chưa rõ ràng.
- Thêm vào đó, việc chọn lựa phải được tiến hành sao cho kết quả cuối cùng làm hài lòng tất cả mọi người. Ngoài ra, trong số những concept không được chọn, vẫn có nhiều chi tiết hay và nhóm thiết kế phải có cách nào đó để tận dụng những ưu điểm này.
Vấn đề được đặt ra
Vấn đề được đặt ra cho các nhà thiết kế là phải chọn được mẫu tối ưu để đem đi thiết kế chi tiết.Lý do
Lý do của việc lựa chọn này rất đơn giản: Doanh nghiệp không thể và không nên theo đuổi tất cả các concept cùng một lúc do hạn chế về nguồn lực cũng như để giữ vững chiến lược sản phẩm đã vạch ra.Quá trình lựa chọn
Quá trình lựa chọn cũng cần chứa đựng logic nội tại để khi ghi chép vào hồ sơ dự án, những người làm các dự án tương lai, khi tham khảo hồ sơ, có thể hiểu được tại sao lại có quyết định lựa chọn concept như vậy.
Quyết định ngoài
Nhóm thiết kế chuyển các mẫu cho khách hàng, đối tác, công ty tư vấn,…để họ chọn giúp. Cách này có ưu điểm là khách quan, công bằng đối với các thành viên trong nhóm thiết kế nhưng có nhược điểm là các thành viên trong nhóm không nắm được việc quyết định ngoài được thực hiện trên cơ sở nào, có đáng tin cậy hay không và chất lượng lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn bên ngoài.Nhà vô địch
Tất cả các mẫu được đưa đến cho lãnh đạo hoặc trưởng nhóm và để người đứng đầu chọn. Phương pháp này có ưu điểm ở những hệ thống phân chia trách nhiệm rõ ràng nhưng có nhược điểm lớn là quá phụ thuộc vào ý kiến một chiều của cá nhân lãnh đạo, không phát huy được tính sáng tạo và đa dạng đội ngũ.
Chọn theo cảm tính
Các thành viên trong nhóm có thể biểu quyết lấy đa số. Việc biểu quyết dựa trên “cảm tính” của người đánh giá: có vẻ tốt, có vẻ ổn,…mà không có cơ sở thực sự vững chắc nào. Đây chính là nhược điểm cơ bản của phương pháp này.So sánh ưu – nhược
Các thành viên trong nhóm cùng liệt kê các điểm mạnh và yếu của từng concept và bàn bạc, đánh giá, cân nhắc và chọn mẫu tối ưu. Phương pháp này tốt hơn các phương pháp trên nhưng về cơ bản, vẫn là phương pháp định tính. Để kết quả thuyết phục cả nhóm và mang tính khách quan, chúng ta cần phương pháp định lượng.Ma trận quyết định có cấu tạo như bảng 7.1 sau:

Nhận xét
Trong mô hình trên, cột đầu tiên bên trái thể hiện các tiêu chí đánh giá ý tưởng. Các tiêu chí này là những thứ mà ý tưởng cần đạt được và được thống nhất bởi cả nhóm thiết kế.
- Cột thứ 2 thể hiện trọng số – mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí, do nhóm thiết kế thống nhất với nhau trên cơ sở hiểu biết chung. 3 cột bên phải thể hiện 3 ý tưởng đem ra đánh giá (thực tế có thể nhiều hơn). Với mỗi ý tưởng, cột bên trái thể hiện số điểm nó “kiếm” được với mỗi tiêu chí.
- Theo thang từ 1 đến 3 như ví dụ này thì ý tưởng tốt nhất ở mỗi tiêu chí sẽ có 3 điểm, tệ nhất có 1 điểm. Cột bên phải của từng ý tưởng là số điểm sau khi xét đến trọng số.
- Và cuối cùng, tổng điểm của mỗi ý tưởng xét tất cả các tiêu chí được thể hiện ở hàng dưới cùng.
- Theo đó, ý tưởng số 3 được điểm cao nhất và là ý tưởng được chọn.
Ví dụ
- Với mô đun chiếu sáng, giả sử chúng ta tạo ra được 5 concept có tên là: Metal Cone, Adjustable Cone, Cylindrical Lantern, Switch Lamp và Diffuser Lantern. Vì số lượng concept
khá nhỏ nên chúng ta sẽ áp dụng ma trận quyết định 1 lần. - Nếu ở dự án khác, số lượng concept nhiều hơn, chúng ta có thể áp dụng ma trận quyết định nhiều lần. Sau mỗi lần lựa chọn, chúng ta giảm bớt số lượng concept đi (lấy những concept điểm cao vào chọn tiếp vòng sau) và ở những vòng sau, việc so sánh càng chi tiết hơn vòng trước.

Nhận xét
Theo bảng 7.2, chúng ta có thể dễ dàng thấy được, với mô đun chiếu sáng, concept có tên Cylindrical Lantern có điểm số cao nhất. Tuy nhiên, điểm số của các concept sàn sàn nhau nên nhóm thiết kế có thể sẽ xem xét trong các concept điểm thấp, có chi tiết nào tốt có thể tận dụng hay không. Nếu có, các chi tiết này sẽ được bổ sung vào concept điểm cao để tạo nên concept tối ưu. Để dễ nhìn, chúng ta chi tiết hóa bảng 7.2 thành bảng 7.3 và 7.4

Tối ưu concept của hệ thống
Giả sử rằng, sau khi lựa chọn concept, với mô đun chiếu sáng, chúng ta thu được một concept tối ưu. Tương tự như vậy, với mô đun lưu trữ năng lượng, chúng ta thu được một concept tối ưu khác. Để có concept tối ưu của hệ thống, chúng ta sẽ kết hợp 2 concept tối ưu của 2 mô đun này. Nếu sự kết hợp này không làm phát sinh xung đột, concept hệ thống này sẽ được chọn
Tình huống 1
Nếu phát sinh xung đột, chúng ta sẽ thử kết hợp một vài mô đun “tốt” (điểm cao) với nhau. Việc kết hợp giữa concept của mô đun chiếu sáng và concept của mô đun lưu trữ năng lượng này sẽ cho ra một vài “kết hợp” khác nhau. Chúng ta lúc này có thể tiến hành đánh giá các “kết hợp” này bằng ma trận quyết định tương tự như trên.Tình huống 2
Một cách khác, ngay từ đầu, chúng ta kết hợp các mô đun chiếu sáng và mô đun lưu trữ năng lượng với nhau để tạo thành các concept tổng hợp trước, sau đó dùng ma trận quyết định để lựa chọn các concept tổng hợp này (như cách vừa làm). Tuy nhiên, với cách này, việc đánh giá các concept sẽ khó hơn do hệ thống trở nên phức tạp hơn và số lượng concept tổng hợp cũng nhiều hơn.Đánh giá
Giống như bản chất của quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm, việc lựa chọn concept sản phẩm cũng rất linh hoạt. Tùy quy mô dự án cũng như đặc thù sản phẩm mà chúng ta áp dụng cách làm phù hợp. Phương pháp ma trận quyết định được dùng nhiều do những ưu điểm của nó đã được liệt kê ở trên. Tuy nhiên, với một số sản phẩm đơn giản hoặc có tính đặc thù thiên về nghệ thuật hoặc cảm tính, có thể các phương pháp khác vẫn sẽ được dùng.
Mục đích của lựa chọn concept
- Chọn ra mẫu concept tốt nhất mà bên cạnh đó, chúng ta còn phải xem những mẫu “không tốt” có ưu điểm gì có thể tận dụng để bổ sung vào những chỗ còn thiếu khuyết của mẫu được chọn, từ đó hoàn thiện concept cuối cùng.
- Việc lựa chọn concept bằng phương pháp ma trận quyết định cho khả năng thành công của sản phẩm cao hơn vì tính khoa học và khách quan của nó (trong hầu hết các trường hợp). Tuy nhiên, trong những dự án đặc thù, cũng có thể cân nhắc dùng các phương pháp khác. Thang điểm khi đánh giá ở phương pháp ma trận quyết định có thể chọn bất kỳ (1 đến 5 hoặc 1 đến 10,…) tùy thuộc vào nhóm thiết kế.
Chú ý
Khi chọn concept, cần chú ý cẩn thận với các concept “trung bình”, cũng như lưu ý với các ý tưởng trung bình đã đề cập ở chương 3.Kết luận
Sau khi chọn và hoàn thiện được concept cuối cùng, nhóm thiết kế sẽ chuyển sang thử nghiệm concept này với khách hàng tiềm năng và ước lượng quy mô thị trường, sản lượng bán ra dự kiến. Các vấn đề này sẽ được xem xét ở chương 8: Thăm dò phản hồi từ khách hàng (Thử nghiệm concept).