Kiến trúc sản phẩm
Estimated reading: 10 minutes
130 views
Kiến trúc sản phẩm
Kiến trúc sản phẩm là vấn đề xuất hiện ở nhiều
khâu trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm. Những
khâu có yếu tố Kiến trúc sản phẩm nhiều nhất phải kể đến là:
- Thiết kế ở cấp độ hệ thống
- Tạo mẫu concept sản phẩm
- Lập kế hoạch sản phẩm
Nhận xét
Trong các khâu trên, Thiết kế ở cấp độ hệ thống là khâu có liên quan nhiều nhất đến Kiến trúc sản phẩm, vì ở khâu này, nhóm thiết kế phân rã concept thành từng cụm chi tiết (mô đun) riêng biệt và xác định tính năng mà mỗi cụm chi tiết đảm nhận.
Kiến trúc sản phẩm là gì?
- Kiến trúc sản phẩm chính là sơ đồ mô tả việc chức năng nào được gán cho block nào của sản phẩm. Nói cách khác, Kiến trúc sản phẩm cho chúng ta biết mối quan hệ giữa các bộ phận vật lý và các chức năng của sản phẩm.
- Kiến trúc sản phẩm là cốt lõi của khâu Thiết kế ở cấp độ hệ thống
Mỗi sản phẩm bất kỳ đều được cấu thành từ hai thành tố chính:
- Phần “vật lý” là những chi tiết, cụm chi tiết,…sờ được, nắm được, nhìn thấy được
- Phần “phi vật lý” hay các “chức năng”, là các hoạt động, các chuyển biến bên trong sản phẩm mà chúng ta không thể “nhìn” hay “sờ” thấy.
Ví dụ
Hình 9.1 dưới đây cho thấy ví dụ về Kiến trúc của bộ phận chiếu sáng trong hệ thống đèn LED (xem mô tả sản phẩm đèn LED ở Tập 1).
Mô tả
- Trong hình 9.1, Kiến trúc sản phẩm mô tả mối quan hệ của các bộ phận vật lý và các chức năng sản phẩm như sau (xem bảng 9.1):
- Việc xác định Kiến trúc sản phẩm đồng nghĩa với việc gán các chức năng cụ thể cho những bộ phận vật lý cụ thể làm cơ sở cho việc chi tiết hóa thiết kế cũng như xác định rõ những phần việc cần làm tiếp theo.

Các kiểu Kiến trúc sản phẩm cơ bản
Về cơ bản, chúng ta có 2 loại Kiến trúc sản phẩm:
- Kiến trúc mô đun (Modular)
- Kiến trúc tích hợp
Trong kiến trúc mô đun
Hiểu một cách sơ bộ, trong kiến trúc mô đun, các block vật lý được phân chia chức năng rõ ràng, mỗi block đảm nhận một chức năng nhất định, không chồng chéo.Trong kiến trúc tích hợp
Các chức năng có thể chồng chéo, đan xen giữa các block: Mỗi block có thể tham gia đảm nhận ở nhiều chức năng khác nhau và mỗi chức năng có thể được đảm nhận bởi nhiều block.
Ví dụ
Hình 9.2 và 9.3 minh họa rõ hơn về Kiến trúc mô đun và Kiến trúc tích hợp. Trong thực tế, các sản phẩm thường sử dụng Kiến trúc Hỗn hợp (hình 9.4) trong đó có một phần sử dụng kiến trúc mô đun (mỗi block đảm nhận một chức năng riêng) và một phần khác sử dụng kiến trúc tích hợp.


Ví dụ về Kiến trúc mô đun
Có thể đưa ra về Kiến trúc mô đun là một ngôi nhà
(sản phẩm) đủ rộng mà ở đó, mỗi phòng thực hiện một chức
năng riêng biệt (hình 9.5): phòng khách, phòng bếp, gara, phòng
ngủ, phòng trưng bày...Dễ dàng thấy được là kiểu Kiến trúc mô
đun này mang lại sự thoải mái, tiện dụng, sự độc lập giữa các mô
đun rất cao dẫn đến việc một mô đun bị hỏng thì các mô đun
khác sẽ không (hoặc ít) bị ảnh hưởng.
Nhược điểm
Nhược điểm cơ bản của kiểu Kiến trúc mô đun là không giúp tiết kiệm không gian. Với những sản phẩm đòi hỏi khắt khe về tiết kiệm không gian như điện thoại di động, máy tính xách tay…thì kiến trúc mô đun không phải là lựa chọn tốt

Ví dụ về Kiến trúc tích hợp
Lấy một ví dụ tương tự với sản phẩm nhà ở, Kiến trúc tích hợp
có thể thấy ở những căn hộ nhỏ, hẹp mà ở đó, vì yêu cầu tận
dụng tối đa không gian, các block (các khoảng không gian) được
chia sẻ để đáp ứng nhiều chức năng nhất có thể (xem hình 9.6).
Ưu điểm
Ưu điểm cơ bản của Kiến trúc tích hợp là sự tiết kiệm về không gian, vật tư..Nhược điểm
Nhược điểm cơ bản là sự phụ thuộc giữa các block dẫn đến việc nếu một block gặp vấn đề thì các block khác sẽ bị ảnh hưởng và cả sản phẩm có thể không hoạt động được. Ngoài ra, cơ chế hoạt động bên trong sản phẩm dùng Kiến trúc tích hợp tương đối phức tạp và khó xác định hơn Kiến trúc mô đun


Nhận xét
Hình 9.7 nêu thêm ví dụ về Kiến trúc tích hợp ở mức độ cao với sản phẩm máy tính để bàn “tất cả trong một” (All in One PC). Phần thùng máy chứa các bo mạch, vi xử lý…được ghép với bộ phận màn hình để tiết giảm không gian, cho phép tạo ra các mẫu máy đẹp, gọn hơn.Đánh giá
Chúng ta có thể so sánh sự khác biệt về mặt thẩm mỹ và khả năng tiết kiệm không gian mà mẫu máy dùng Kiến trúc tích hợp trên mang lại với những máy tính để bàn dùng kiến trúc mô đun kiểu cũ (mức độ tích hợp thấp hơn) qua hình 9.8 bên trên. Như trên đã nêu, mỗi kiểu Kiến trúc mô đun và tích hợp có các ưu nhược điểm khác nhau, và do đó, được sử dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. Bảng 9.2 tổng kết sự so sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của mỗi kiểu Kiến trúc này.