Xác lập kiến trúc sản phẩm như thế nào?
Estimated reading: 8 minutes
113 views
Mở đầu
Ở trên, chúng ta đã xem xét khái niệm, phân loại và tầm quan
trọng của Kiến trúc sản phẩm. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng xem
xét quá trình xác lập Kiến trúc sản phẩm diễn ra như thế nào.
Các bước xác lập Kiến trúc sản phẩm
Theo Ulrich và Eppinger, về cơ bản, quá trình xác lập Kiến trúc
sản phẩm diễn ra theo các bước sau: Tạo sơ đồ hệ thống, Nhóm
chức năng, Layout hình học, và Xác định tương tác. Chúng ta sẽ
lần lượt xem xét các bước này.
Tạo sơ đồ hệ thống
Ở bước này, các nhà thiết kế cần liệt kê ra tất cả những chức năng có thể có của sản phẩm. Có một cách khá hay để làm việc này: chuẩn bị một tấm bảng trắng và các mảnh giấy Post – It, ghi tên các chi tiết lên giấy, mỗi chi tiết một mảnh, và dán các mảnh giấy lên bảng (hình 9.19).Nhóm chức năng
- Sau khi liệt kê tất cả các chức năng, các nhà thiết kế cần nhóm các chức năng có thể nhóm lại với nhau để tạo thành các khối chức năng. Tùy theo Kiến trúc dự kiến mà mỗi block có thể đảm nhận một chức năng riêng biệt hoặc tham gia đảm nhận nhiều chức năng khác nhau.
- Việc nhóm các chức năng có thể thực hiện dễ dàng bằng cách dán lại các mảnh giấy trên bảng sao cho các chức năng cần nhóm nằm cạnh nhau.
- Sau khi nhóm, các nhà thiết kế có thể khoanh từng nhóm lại và ghi tên chức năng tổng thể của nhóm (hình 9.20, 9.21).

Lưu ý khi thực hiện “nhóm chức năng”
- Đầu tiên là yếu tố “hình học”: các chức năng được nhóm cần phải được đảm nhận bởi các chi tiết tương thích về mặt hình học với nhau để có thể xếp sát nhau trong sản phẩm. Các chi tiết đặt cùng nhau phải có sự chia sẻ về mặt chức năng nhất định.
- Nhà thiết kế cũng cần lưu ý xem sau khi nhóm, block đảm nhận cụm chức năng đó có thể chuẩn hóa được và có thể đặt thuê làm ngoài với chi phí thấp hay không.
- Một yếu tố khác cần lưu tâm là khi nhóm, các block tạo thành càng giống những block đã có ở các sản phẩm trước đây càng tốt. Việc này giúp doanh nghiệp có thể tái sử dụng các thiết kế và dây chuyền cũ, tiết giảm chi phí (tất nhiên, cần xét đến khía cạnh đổi mới công nghệ).
Yếu tố ảnh hưởng tới nhóm chức năng
Ngoài ra, việc nhóm chức năng cần hỗ trợ tối đa cho các yếu tố như: Thay đổi sản phẩm, Đa dạng hóa, Tiêu chuẩn hóa,…như đã nêu ở phần trước.

Layout hình học
Bước tiếp theo, dựa trên kết quả nhóm chi tiết bên trên và dựa trên hiểu biết của bản thân các nhà thiết kế về hình dáng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sản phẩm, nhóm thiết kế tiến hành dựng layout hình học của sản phẩm.Layout hình học
Layout hình học thực chất là bản vẽ phác thảo các khối chức năng của sản phẩm trong đó chỉ rõ khối nào nằm ở đâu, tiếp giáp những khối nào để thuận tiện nhất cho hoạt động của sản phẩm. Có thể vẽ bằng bút trên bảng, trên giấy hoặc dựng bằng vật liệu dễ cắt như xốp, carton… (hình 9.22).
Xác định tương tác
Sau khi có layout hình học, nhóm thiết kế tiến hành xác định các tương tác có thể có giữa các nhóm chi tiết (hay các mô đun) sản phẩm. Việc xác định các tương tác này cần được tiến hành trên cơ sở các hiểu biết về cơ, lý, hóa… của nhóm thiết kế. Ngoài việc quan sát và tính toán đơn giản, có thể sử dụng các công cụ mô phỏng máy tính vào việc này. Việc xác định các tương tác giúp làm rõ cơ chế hoạt động của sản phẩm cũng như những sự cố có thể phát sinh nhằm kịp thời sửa đổi, phòng ngừa (hình 9.23).

Ghi chú
Một số ví dụ khác về quá trình xác định Kiến trúc sản phẩm, các bạn có thể xem ở topic support tại diễn đàn.
Tổng kết
Trong bài học này, chúng ta đã xem xét khái niệm Kiến trúc sản
phẩm, các kiểu Kiến trúc cơ bản, các yếu tố liên quan đến Kiến trúc sản phẩm và tìm hiểu quá trình xác lập Kiến trúc sản phẩm đối với một sản phẩm bất kỳ. Ở chương sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về Thiết kế Công nghiệp (Industrial Design) và các nội dung có liên quan.