Các xu hướng khác





Kết luận
Còn rất nhiều ví dụ khác về upcycling mà bạn có thể đã thấy: Những chiếc thắt lưng, tượng nghệ thuật hay chậu hoa cảnh… làm từ lốp xe là những ví dụ như vậy. Upcycling là một xu hướng vì nó mang lại những giá trị độc đáo cho sản phẩm, và nó rất tốt cho môi trường.
Ví dụ
- Một ví dụ tiêu biểu của phần cứng nguồn mở là thiết kế của chiếc xe Rally Fighter (đã đề cập ở phần Crowdsourcing) hay chiếc Tabby của OSVehicle (osvehicle.com).
- Với chiếc Tabby chẳng hạn, thiết kế của nó (bao gồm các file CAD, specs…) đều được công bố và người dùng có thể download về để chỉnh sửa theo ý mình. Người dùng cũng có thể mua sẵn các linh kiện chuẩn hóa của OSVehicle và tự lắp ráp chiếc xe này tại nhà.
- Theo công bố, việc lắp ráp hoàn chỉnh chiếc xe Tabby này chỉ mất gần một tiếng đồng hồ và dễ dàng đến mức người bình
thường đều có thể làm được.
Tabby
Tương tự như phần mềm nguồn mở, người dùng sau khi download thiết kế của Tabby về có thể chỉnh sửa, thêm bớt,…để tạo ra thiết kế mới của riêng mình và họ có thể upload thiết kế đó lên mạng để người khác tham khảo và download về dùng, nếu muốn. Hình 17. 27 đến 17.30 mô tả quá trình lắp ráp chiếc xe “nguồn mở” Tabby của OSVehicle.



Nhận xét
- Việc ứng dụng khái niệm “nguồn mở” cho phần cứng rõ ràng đã đem đến cơ hội lớn cho ngành sản xuất sản phẩm. Một mặt, nó giúp nhiều người có thể tiếp cận thiết kế sản phẩm hơn (trước đây bị đóng kín) và từ đó, nhiều chỉnh sửa, đề xuất cải tiến, phản hồi,…được đưa ra hơn, giúp cho thiết kế ngày càng tốt hơn.
- Mặt khác, nó cũng giúp cho việc phát triển sản phẩm diễn ra nhanh hơn vì các nhà thiết kế không phải bắt đầu từ “số 0” mà có thể xuất phát từ những thiết kế có sẵn. Ngoài ra, phần cứng nguồn mở còn góp phần “xã hội hóa” thiết kế vì nó lôi kéo được cả những người không có chuyên môn sâu tham gia thiết kế theo trào lưu D.I.Y (Do It Yourself – Tự làm).
- Với những mặt tích cực trên, phần cứng nguồn mở đang sẵn sàng để tạo ra các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, có thể thay đổi bộ mặt của nền sản xuất trong tương lai không xa.
Ví dụ về OSVehicle
Ở đây có thể thấy rằng, để thuận lợi cho quá trình lắp ráp và giảm chi phí cho xe, OSVehicle đã áp dụng mô đun hóa sản phẩm thành các linh kiện chuẩn. Ở mặt này, họ đã dùng đến Mass Customization. Mặt khác, họ ứng dụng khái niệm “mở” với thiết kế và tạo được cộng đồng người dùng chia sẻ các thiết kế, giúp nó ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Đây là ứng dụng của Crowdsourcing. Từ phân tích đơn giản này có thể thấy, các xu hướng trong Thiết kế và phát triển sản phẩm có sự liên quan mật thiết đến nhau.
Ví dụ về Arduino
- Nói đến phần cứng nguồn mở, khó có thể bỏ qua Arduino. Arduino là một tiếp cận hoàn toàn mới đối với việc xây dựng sản phẩm. Với Arduino, kiến trúc của sản phẩm được phân rã thành nhiều khối (block) cơ bản, mỗi khối đảm nhận một chức năng khác nhau. Mỗi khối này được chuẩn hóa và khi kết hợp nhiều khối theo các cách khác nhau, ta thu được sản phẩm có chức năng khác nhau. Arduino phát triển rất nhanh và mạnh vì nó đáp ứng các nhu cầu đa dạng của những người ham mê nghiên cứu, tìm tòi sản phẩm nhưng không có kiến thức sâu về kỹ thuật ngành hẹp (cơ, điện, điện tử,…). Với Arduino, người thiết kế được cung cấp những “viên gạch” để làm sản phẩm.
- Thiết kế sản phẩm lúc này giống như trò chơi Lego. Đã có rất nhiều sách và website hướng dẫn Arduino và nhiều cuộc thi, trưng bày sản phẩm Arduino được tổ chức. Người dùng Arduino có thể mua các block chế tạo sẵn và dùng các đoạn phần mềm mẫu để tùy biến thành ứng dụng cho riêng mình. Hình 17.31 mô tả một bo mạch Arduino.




Phân tích
Với Arduino, các nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư có thể làm ra nhiều sản phẩm khác nhau. Ví dụ như bộ đèn hiển thị màu sắc đơn giản như hình 17.35 hay phức tạp hơn như các thiết bị ở hình 17.36, 17.37 hoặc thậm chí, có thể làm những chiếc trực thăng 4 cánh (quadcopter) như hình 17.38.



Mô tả
Toàn bộ mã nguồn, chỉ dẫn làm trực thăng Arducopter nói trên kèm theo phần mềm điều khiển được đăng tải mở trên trang web của dự án tại: code.google.com/p/arducopter. Bạn đọc quan tâm có thể vào tham khảo và download các files, nếu muốn.
Điển hình của tư duy hệ thống
Điển hình của tư duy hệ thống chính là việc ngày nay, các công ty thiết kế hướng sản phẩm, dịch vụ của mình đến việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất của nhân loại, giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như đói nghèo, bệnh tật, môi trường sống, bình đẳng giới…
Ở góc độ thiết kế
Ở góc độ thiết kế, có thể hiểu Tư duy hệ thống thể hiện ở việc các nhà thiết kế sản phẩm luôn đặt sứ mệnh cho sản phẩm của mình là giải quyết những vấn đề đã nêu trên. Để làm được điều đó, ngoài các công cụ thiết kế truyền thống, nhà thiết kế cần phải đưa vào các yếu tố văn hóa, kinh tế và chính trị của địa phương nơi sử dụng sản phẩm… Thiết kế lúc này cần thực sự đặt con người vào trung tâm.
Phân tích
Hình 17.39 và 17.40 giới thiệu hai dự án minh họa cho ý niệm về Tư duy hệ thống. Vì bản thân chủ đề rất mới và đang được định hình nên bạn đọc quan tâm có thể trao đổi sâu hơn trên topic support tại diễn đàn MES Lab.
