Xu hướng 1: Crowdsourcing
Về mặt định nghĩa
Crowdsourcing được mô tả bởi Jeff Howe, một nhà báo làm việc tại tạp chí Wired, và là người khai sinh ra thuật ngữ này – như sau: “Crowdsourcing là việc đưa một công việc, một nhiệm vụ – vốn được giao cho nhân viên – cho một đám đông không xác định”. Định nghĩa này có vẻ hơi chung chung và khó hình dung, vì thế, chúng ta hay cùng lấy một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Phân tích
- Chúng ta hầu hết đã biết khái niệm “outsourcing” nghĩa là “thuê ngoài”. Khi công ty chúng ta có hợp đồng lớn, trong đó có nhiều hạng mục chúng ta không có đủ thời gian, nhân lực, kinh nghiệm hay máy móc thiết bị để làm, chúng ta có thể thuê công ty khác (thầu phụ) làm cho mình.
- Việc thuê một nhà thầu phụ thực hiện công việc cho mình như thế này được gọi là “outsourcing”. Với crowdsourcing, việc “thuê ngoài” được thực hiện với một “đám đông” (crowd) không xác định, thay vì một công ty (thầu phụ) mà chúng ta biết. Đám đông này thường là đám đông người dùng internet, cấu thành từ các cá nhân riêng lẻ, không cùng nằm trong tổ chức nào.
Crowdsourcing = crowd + outsourcing
Ví dụ
Một ví dụ kinh điển về crowdsourcing là Innocentive.com. Đây là một trang web thuộc sở hữu của Procter & Gamble (P&G), tập đoàn sản xuất hàng hóa nổi tiếng thế giới với các nhãn hiệu như Rejoice, Head & Shoulder, Safeguard…rất nổi tiếng tại Việt Nam.Mô hình crowdsourcing của trang web này hoạt động như sau:
- Các công ty có vấn đề phát sinh về khoa học, kỹ thuật, phát triển sản phẩm…có thể đăng tải vấn đề đó lên website innocentive.com kèm theo lời kêu gọi cộng đồng tham gia đề xuất giải pháp và công bố một giải thưởng bằng tiền mặt kèm theo (vài nghìn đến vài chục nghìn USD) cho giải pháp được chọn.
- Mô hình này hoạt động được là vì trong cộng đồng có những người có chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết và vì nó có lợi cho cả công ty cần thuê giải pháp và cho cộng đồng.
- Hình 17.1 là hình chụp trang web của Innocentive vào tháng 12/2013.

Ví dụ khác về mô hình crowdsourcing
Một ví dụ khác về mô hình crowdsourcing là Threadless.com. Threadless là một công ty chuyên sản xuất áo T- shirt (áo phông). Sẽ không có gì đáng nói nếu nó hoạt động như mọi công ty sản xuất áo khác trên thế giới. Điều đáng nói là sự phát triển thần kỳ của Threadless sau một thời gian ngắn ngủi là nhờ mô hình crowdsourcing mà nó ứng dụng. Threadless, thay vì có đội ngũ thiết kế áo riêng của mình, đưa toàn bộ các dự án thiết kế mẫu áo lên website và kêu gọi cộng đồng tham gia.Nhận xét
- Cộng đồng này, có rất nhiều người giàu ý tưởng và người giỏi thiết kế, sẽ đề xuất rất nhiều mẫu thiết kế áo và họ cũng sẽ là người bình bầu cho mẫu áo tốt nhất, cho ý kiến để cải tiến làm cho nó tốt hơn.
- Threadless chỉ đơn giản là chọn ra mẫu áo được ưa thích bởi cộng đồng, sản
xuất nó và bán cho khách hàng, bao gồm cả những người trong cộng đồng. Thiết kế được chọn sẽ mang lại cho nhà thiết kế (từ cộng đồng) một khoản tiền thưởng kha khá (khoảng 2000 – 2500 USD vào năm 2013).

Đánh giá
Với cách áp dụng crowdsourcing này, Threadless còn đạt được mục đích marketing sản phẩm ngay khi nó còn chưa được sản xuất. Mô hình tổng quát của crowdsourcing có thể giải thích qua hình ảnh sau (từ Brabham):
Hình 17.3 giải thích về Crowdsourcing theo các bước như sau:
1. Công ty có vấn đề cần giải quyết
2. Công ty đưa vấn đề đó lên internet
3. Công ty mời gọi “cộng đồng” tham gia giải quyết vấn đề.
4. Cộng đồng đưa ra giải pháp
5. Cộng đồng bầu chọn giải pháp
6. Công ty trao thưởng cho giải pháp được chọn
7. Công ty sở hữu giải pháp
8. Công ty và cộng đồng cùng có lợi
Kết luận
Đây là nguyên tắc chung của tất cả các dự án crowdsourcing, dù trong từng dự án cụ thể, mô hình này có thể biến thể đi đôi chút.
Đáp án
Câu trả lời nằm ở các động lực của cộng đồng khi tham gia một dự án crowdsourcing. Các động lực này được tôi phân tích trong một bài báo mang tên “Crowd Participation Pattern in the Phases of a Product Development Process that Utilizes Crowdsourcing” (Mẫu tham gia của cộng đồng vào các giai đoạn của một dự án phát triển sản phẩm ứng dụng crowdsourcing) đăng trên tạp chí Industrial Engineering & Management Systems vào tháng 9/2012. Các động lực này bao gồm:Nhận xét
Đây là động lực quan trọng thúc đẩy các cá nhân trong cộng đồng tham gia vào các dự án crowdsourcing. Đơn cử như ở dự án Mechanical Turk của Amazon (mturk.com), những người tham gia sẽ thực hiện các công việc nhỏ, đơn giản mà website thay mặt công ty đưa lên.Phân tích
Những người này sẽ kiếm được một số tiền nhỏ tương ứng với khối lượng công việc họ đã làm. Rất nhiều người tham gia và dần dần coi đây là một công việc kiếm tiền nghiêm túc của mình. Tương tự là với trường hợp của Threadless, nhiều người đã tập trung hẳn vào việc thiết kế các mẫu áo phông để kiếm thu nhập. Innocentive.com cũng vậy.Ví dụ
Ví dụ như khi tham gia Yahoo! Answer hay các diễn đàn giải đáp online, người trả lời các câu hỏi sẽ nhận được “điểm” hay các “likes”, “thanks”…Những phần thưởng này khi được tích lũy đủ nhiều sẽ làm nên danh tiếng cho cá nhân đó và góp phần xây dựng thương hiệu cho bản thân họ. Đây là một hình thức khác của “giải thưởng”.Nhận xét
Đây chính là cơ hội của họ để biến năng lực thành doanh thu thực sự. Những nơi như MES Lab. (cộng đồng kỹ thuật) hay Flickr (chia sẻ ảnh) hoặc Youtube (chia sẻ video) là những ví dụ cho việc thành viên có thể tự tạo ra cơ hội khi tham gia.Crowdsourcing liên quan gì đến Thiết kế và phát triển sản phẩm?
Đến đây, bạn có thể lại hỏi, vậy, crowdsourcing liên quan gì đến Thiết kế và phát triển sản phẩm? Tôi có thể trả lời ngay rằng “Rất liên quan!”. Trong Thiết kế và phát triển sản phẩm, crowdsourcing có thể ứng dụng vào nhiều giai đoạn: lên ý tưởng sản phẩm, tạo mẫu concept, thiết kế sản phẩm và đánh giá thiết kế. Thực tế thì hiện nay, lĩnh vực Thiết kế và phát triển sản phẩm ứng dụng khái niệm crowdsourcing rất mạnh và dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu.- Local Motors là một công ty sản xuất ô tô. Công ty này mới đây có những dựa án cho phép người dùng tham gia các cuộc thi thiết kế xe bằng cách đề xuất các mẫu thiết kế.
- Sau đó, họ sẽ tổ chức chọn ra các thiết kế tốt bằng cách kết hợp đánh giá của chuyên gia ngành ô tô và sự đánh giá của cộng đồng thông qua bầu chọn.
- Thiết kế tốt nhất, sau khi được giải thưởng, sẽ được tinh chỉnh, chuẩn hóa và đem đi sản xuất, bán cho cộng đồng. Một trong những mẫu xe nổi tiếng của Local Motors mà cộng đồng đã phát triển là mẫu Rally Fighter ở hình 17.4.

Ví dụ khác
Tương tự Local Motors, một công ty ô tô khác là Fiat Brazil cũng phát triển mẫu xe Fiat Mio CC với crowdsourcing (hình 17.5).

Cách thức vận hành của Quirky như sau:
- Công ty cho phép các thành viên trong cộng đồng đưa lên các mẫu ý tưởng sản phẩm và các thành viên khác bình luận, bầu chọn. Công ty sẽ căn cứ vào kết quả bình luận, bầu chọn và xem xét bản thân ý tưởng, nếu thấy khả thi thì sẽ chọn lựa để phát triển tiếp.
- Ở các giai đoạn sau (tạo concept, thiết kế chi tiết, thử nghiệm…), các thành viên từ cộng đồng có thể đưa ra các gợi ý cải tiến, nhận xét thiết kế…để hoàn chỉnh thiết kế sản phẩm. Sản phẩm làm ra được bán và Quirky sẽ chia lợi nhuận cho tác giả ý tưởng ban đầu cũng như những người đã góp ý kiến cải tiến sản phẩm đúng đắn (dựa trên các bình luận).

Nhận xét
Như vậy, những mảng việc như đề xuất ý tưởng, đánh giá thiết kế, cải tiến sản phẩm…Quirky có thể tận dụng được sức mạnh cộng đồng trong khi các hoạt động thiết kế kỹ thuật, thiết kế kiểu dáng, quản lý dự án, hạch toán kinh tế, bảo hộ sáng chế…tương đối phức tạp sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia trong Quirky. Đây chính là mô hình chia sẻ lợi nhuận giúp nhiều người phát triển khả năng sáng tạo của mình.Đánh giá
Bằng mô hình này, mỗi 2 tuần, Quirky lại cho ra mắt các sản phẩm mới. Sản phẩm của họ được đánh giá là độc đáo, sáng tạo và đẹp mắt (hình 17.7). Không chỉ ứng dụng nhiều cho các lĩnh vực đã kể trên, crowdsourcing hiện nay còn được mở rộng cho rất nhiều ngành như: tài chính (crowdfunding, thuộc micro finance – tài chính vi mô), nhiếp ảnh (istockphotos), sản xuất phim…và thậm chí NASA cũng ứng dụng crowdsourcing cho vài dự án của họ.Kết luận
Trên đây, tôi đã điểm qua các khái niệm chính và vài ví dụ ứng dụng crowdsourcing trong lĩnh vực Thiết kế và phát triển sản phẩm. Tôi mong rằng, phần viết về crowdsourcing này đã mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới và gợi mở được những ý tưởng hay. Bạn đọc quan tâm đến các dự án crowdsourcing có thể mở thảo luận trên topic support của diễn đàn để thảo luận cùng với tôi và các thành viên khác.