Xu hướng sử dụng nguồn lực cộng đồng trong thiết kế và phát triển sản phẩm
Estimated reading: 10 minutes
87 views
Mở đầu
- Những năm qua, xu hướng sử dụng Nguồn lực cộng đồng đã lan từ các trào lưu trên Internet sang lĩnh vực thiết kế và phát triển sản phẩm. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu và đánh giá về xu hướng này đồng thời nêu lên những điểm cốt yếu ảnh hưởng đến kết quả ứng dụng Nguồn lực cộng đồng vào thiết kế và phát triển sản phẩm.
- Bài viết này là sự tóm lược các luận văn và bài báo tôi đã viết trong giai đoạn 2010 – 2011 và diễn giải những kết quả mới nhất của đầu năm 2012. Tôi đã cố gắng viết lại với ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu nhất, bỏ qua các con số và các lập luận mang tính học thuật nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng nhất.
Thiết kế và Phát triển sản phẩm là gì?
Trong cuốn sách nổi tiếng “Product Design và Development”,
tạm dịch là “Thiết kế và phát triển sản phẩm”, Karl Ulrich định
nghĩa “Thiết kế và phát triển sản phẩm” như là “tập hợp những
hoạt động bắt đầu bằng việc nhận thức cơ hội thị thường và kết
thúc bằng việc sản xuất, bán và phân phối sản phẩm”.
Một quá trình Thiết kế và Phát triển sản phẩm thường gồm
những bước chính sau:
- Planning – lập kế hoạch
- Concept development – Phát triển mẫu Concept – Mẫu khái niệm
- System level design – Thiết kế ở cấp độ hệ thống
- Detail design – Thiết kế ở mức độ chi tiết
- Testing và Refinement – Thử nghiệm và tinh chỉnh
- Production ramp-up – Sản xuất thử quy mô nhỏ
Đối với một công ty chế tạo
Thiết kế và phát triển sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Nó là bước đầu tiên trong việc tạo ra và thương mại hóa sản phẩm, nằm trong chiến lược tổng thể của việc quản lý vòng đời sản phẩm nhằm duy trì hoặc phát triển thị phần doanh nghiệp nắm giữ.Vai trò quan trọng và dấu ấn đậm nét của Thiết kế và phát triển sản phẩm
- Có thể nhìn thấy trong các doanh nghiệp như: Apple (với iPhone, iPod, iMac, iPad…), Dyson (với Dyson Table Fan, Dyson Tower Fan, Dyson Pedestal Fan…) hoặc IBM trước đây (với Series ThinkPad dòng X, T và R).
- Hình 18.7 mô tả một trong những sản phẩm xuất sắc của Dyson trong lĩnh vực đồ gia dụng – chiếc quạt không cánh Dyson Air Multiplier.
- Trước đây, hầu hết các quá trình Thiết kế và phát triển sản phẩm diễn ra bên trong doanh nghiệp (kín), trong nội bộ đội ngũ phát triển sản phẩm. Có đôi khi, đội ngũ này mời các đối tác và khách hàng thân thiết tham gia vào quá trình Thiết kế với tư cách người phản biện hoặc dùng thử bản beta.

Nguồn lực cộng đồng là gì?
- Thực ra, thuật ngữ chuyên môn của từ tôi muốn đề cập trong tiếng Anh là “Crowdsourcing” – dịch thành “Nguồn lực cộng đồng” cũng chưa được sát lắm, tuy nhiên, hiện tại, tôi chưa có phương án nào tốt hơn.
- Vào những năm đầu của thế kỷ 21, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet và sự nở rộ của trào lưu Web 2.0 (web thế hệ 2 – những trang web động cho phép người đọc/người dùng có thể tham gia tạo nội dung), nhiều công ty đã đưa các dự án Thiết kế và phát triển sản phẩm của mình lên môi trường Internet vốn mang tính mở thay vì đóng kín trong công ty.
Ví dụ
Fiat Brazil, một công ty Ô tô, đã phát lời kêu gọi cộng đồng trên mạng cho ý kiến, gợi ý và đề xuất phương án thiết kế cho các bộ phận và tổng thể chiếc xe trong dự án Fiat Mio CC của họ. Trong vòng một thời gian ngắn, trang web của dự án này, đặt tại www.fiatmio.cc, đã thu hút được khoảng 14,000 thành viên từ gần 140 quốc gia tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất thiết kế, bình luận các thiết kế được đưa ra… Dưới đây là hình ảnh trang web của dự án và chiếc FIAT Mio CC (ảnh chụp màn hình năm 2011).
Điều quan trọng mà Fiat Brazil thu được từ chiến dịch này bao
gồm:
- Những ý tưởng, những phản biện, những thiết kế,…từ cộng đồng, rất nhiều người trong số họ là những chuyên gia thực sự hoặc nhiều người có ý tưởng mới lạ, quý giá.
- Rất nhiều người trong số những người từ cộng đồng tham gia dự án có thể trở thành những khách hàng tiềm năng của Fiat Brazil. Họ sẽ muốn mua sản phẩm mà họ đóng góp công sức làm ra.
Crowdsourcing
Việc đưa ra lời kêu gọi trên mạng mời cộng đồng tham gia một dự án nhất định và nhận lại các phản hồi, các gợi ý, các phản biện và các giải pháp được đặt thuật ngữ là “Crowdsourcing” (Khai thác Nguồn lực cộng đồng) bởi Jeff Howe – một nhà báo – trong một bài viết của anh trên Tạp chí công nghệ Wired năm 2006.

Mô tả
Crowdsourcing, theo Howe giải thích, là sự kết hợp của “Crowd” (đám đông, cộng đồng) và “Outsourcing” (nghĩa là thuê người ngoài doanh nghiệp). Trong bài báo nói trên và trong cuốn sách “Crowdsourcing – Why the Power of the Crowd is Driving the Future of Business?” (Nguồn lực cộng đồng – Tại sao sức mạnh của cộng đồng sẽ quyết định tương lai của kinh doanh?) phát hành năm 2009, Howe định nghĩa rằng ” Crowdsourcing là hành động mang một công việc thường được đảm nhiệm bởi một đối tượng cụ thể (ví dụ: nhân viên công ty) gán cho một tập hợp đám đông bất kỳ (cộng đồng) thông qua hình thức kêu gọi trên internet”.Innocentive.com (thuộc tập đoàn P&G)
- Innocentive.com (thuộc tập đoàn P&G) là một website ứng dụng Crowdsourcing cho việc giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật.
- Trên website này, các công ty có vấn đề vướng mắc về khoa học hay kỹ thuật có thể đưa vấn đề của họ lên trên website và kêu gọi mọi người đưa ra giải pháp kèm theo một khoản thưởng nhất định (có khi lên tới hàng trăm nghìn USD). Khi một giải pháp thích hợp được đưa ra và công ty xác nhận nó là giải pháp đúng cho vấn đề của họ, họ sẽ đăng ký bản quyền giải pháp đó và trao giải thưởng cho tác giả của giải pháp trên.
Hình 18.10 minh họa cho hoạt động của một dự án Crowdsourcing điển hình.
Ý nghĩa các ô tròn như sau:
- Doanh nghiệp có vấn đề cần giải quyết
- Doanh nghiệp đưa vấn đề lên mạng Internet
- Doanh nghiệp kêu gọi cộng đồng cho giải pháp
- Cộng đồng đưa ra giải pháp
- Cộng đồng thẩm định chất lượng của giải pháp được đưa lên
- Doanh nghiệp thưởng cho người đưa giải pháp tốt nhất
- Doanh nghiệp sở hữu giải pháp
- Doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động này
Qua phần viết trên đây, có lẽ bạn đã có những hình dung cơ bản về Crowdsourcing – Nguồn lực cộng đồng.
