Phương pháp Giá trị hiện tại thuần – NPV

- Phương pháp giá trị hiện tại thuần – NPV.
- NCFt là dòng tiền ròng sau thuế, bằng dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra trong thời kỳ t. Được tính toán từ bảng dự báo dòng tiền vào ra theo kế hoạch của dự án đã được thiết lập ở hai bước trên.
- C0 là tổng giá trị khoản đầu tư ban đầu.
- r là tỷ suất chiết khấu bằng tỷ lệ mất giá của tiền tệ cộng với tỷ suất rủi ro có thể có trong tương lai.
- T là tổng thời gian đánh giá.
Ví dụ
Để dễ hình dung về cách tính toán cũng như thông tin mà chỉ số NPV mang lại, ta có một ví dụ đơn giản như sau:
- Chúng ta có ba lựa chọn đầu tư (hoặc ba phương án thiết kế) A, B và C có dòng tiền dự kiến được liệt kê như bảng bên (đơn vị tính là triệu đồng), với tỷ suất chiết khấu là 10%.
- Sau đây, chúng ta sẽ tính chỉ số NPV để đưa ra quyết định đầu tư.

Mô tả
Trong bảng, các giá trị âm thể hiện dòng tiền ra và các giá trị dương thể hiện dòng tiền vào. Chúng ta có thể nhận thấy tổng giá trị chưa chiết khấu của phương án A và B đều là 800 triệu, phương án C cao hơn một chút là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên giá trị NPV của các phương án lại khác nhau.

Phân tích
Chính giá trị thời gian của dòng tiền là yếu tố khiến cho NPV của hai phương án này khác nhau. Trong ví dụ trên, hãy nhìn và so sánh hai phương án A và B. Nếu bạn nhận được 1 tỷ đồng trong năm thứ hai, bạn có thể đem khoản tiền này để tái đầu tư, hoặc đầu tư cho một dự án khác, hoặc an toàn nhất là đem gửi ngân hàng (với mức trượt giá trung bình 10% mỗi năm, bằng với tỷ suất chiết khấu r). Do đó giá trị nhận được của 1 tỷ trong năm thứ hai này lớn hơn giá trị 1 tỷ nhận được trong năm thứ tư.Trường hợp chỉ số NPV được áp dụng để dự báo tính khả thi của một dự án
- Chỉ số NPV > 0: Dự án là khả thi và đáng làm.
- Chỉ số NPV = 0: Dự án sẽ được làm nếu kỳ vọng về khả năng kiểm soát rủi ro của tổ chức là tốt, và trong quá trình triển khai sẽ đưa ra được những giải pháp làm giảm tỷ suất chiết khấu (r).
- Chỉ số NPV < 0: Dự án cần phải rà soát xem xét lại tất cả các khâu để cải thiện được chỉ số NPV thì mới khả thi để thực hiện.
Nhận xét
Đối với ví dụ đơn giản trên thì kết quả chỉ số NPV của ba phương án đều dương. Điều này có nghĩa chúng đều khả thi về mặt tài chính. Trong trường hợp chúng ta đang dùng đánh giá chỉ số NPV để lựa chọn phương án thì phương án có chỉ số NPV cao hơn sẽ là phương án được chọn.
Kết luận
Như vậy, chỉ số NPV sẽ cho chúng ta biết khả năng và mức độ sinh lời của dự án. Nó chính là giá trị lãi ròng được quy về thời điểm hiện tại. Từ đó, đội ngũ phát triển dịch vụ có thể cân nhắc chọn phương án hành động nào trong số các ý tưởng mà họ đã đưa ra và sàng lọc được, giúp cho nhà đầu tư cân nhắc việc có hay không nên đầu tư vào dự án.