Nguồn gốc, khái niệm Sở hữu trí tuệ
WIPO
WIPO là một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Để hoàn thành trách nhiệm này, WIPO thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý nhiều “liên hiệp” và các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở hiệp định đa phương và tạo ra các luật mẫu để các nước đang phát triển thông qua. Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các công ước hoặc hiệp ước đa phương về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, giống cây trồng và quyền tác giả.
Khái niệm
Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của nhà nước đối với các thành quả lao động sáng tạo. Sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng.Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là khái niệm chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên cứu có thể áp dụng công nghiệp. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp gồm:
- Sáng chế.
- Kiểu dáng công nghiệp
- Nhãn hiệu.
- Bí mật thương mại.
- Chỉ dẫn địa lý
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền tác giả
Đây là một hình thức bảo hộ của pháp luật đối với “tác phẩm gốc của tác giả”. Bạn sẽ có bản quyền từ thời tác phẩm được thể hiện dưới một dạng hình thức nhất định như: bài thơ, bài viết, status,…Quyền này được bảo hộ theo quy định về Quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ. Những loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, đó là:
- Tác phẩm nghe nhìn: chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến.
- Bản ghi âm và bản soạn nhạc.
- Tác phẩm viết: các bài giảng, bài báo, sách và bản
soạn nhạc. - Tác phẩm trực quan: ví dụ như tranh, ảnh, áp phích và quảng cáo
- Trò chơi video và phần mềm máy tính.
- Tác phẩm kịch như kịch và nhạc.
Ví dụ
Tác giả của một cuốn sách hoặc một bản nhạc thường “sở hữu” sản phẩm của mình. Một số hệ quả bắt nguồn từ quyền sở hữu này là chúng ta không thể sao chép hoặc mua một bản sao các tác phẩm của họ một cách đơn giản mà không quan tâm đến các quyền của họ. Tương tự, với thương hiệu, cụ thể là tên đơn vị, logo và slogan,…thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Mỗi khi chúng ta mua các sản phẩm được bảo hộ, một phần số tiền thanh toán của chúng ta đã được dành cho chủ sở hữu như một khoản đền bù cho thời gian, tiền bạc và công sức mà họ đã bỏ ra để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó.Quyền đối với giống cây trồng
- Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
- Đối tượng của quyền này bao gồm: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.