Cách xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp
Xác định khách hàng mục tiêu cho thương hiệu
Đây chính là nền tảng của xây dựng thương hiệu. Khi xây dựng thương hiệu, phải luôn nhớ chính xác bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng khách hàng nào, từ đó, bạn sẽ điều chỉnh sứ mệnh và thông điệp để đáp ứng chính xác nhu cầu của họ. Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ hỗ trợ quảng cáo chiến lược thương hiệu tổng thể. Vì vậy, nó chắc chắn là một bước quan trọng đầu tiên!Hoàn thành chiến lược thương hiệu
Chiến lược là một kế hoạch chi tiết vạch ra chính xác những gì bạn cố gắng đạt được và cách bạn sẽ đạt được nó. Để xây dựng thương hiệu thành công, điều quan trọng cần phải hoàn thành là: xây dựng ý tưởng, hiểu giá trị cốt lõi, tạo ra tầm nhìn cho doanh nghiệp và định hình văn hóa cho doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ hoạt động song song với việc thiết kế thương hiệu.Xây dựng ý tưởng
Ý tưởng lớn luôn đem đến sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp hoặc dịch vụ của bạn. Nó sẽ bao gồm những thứ tạo nên sự khác biệt của dịch vụ bạn cung cấp, tại sao khách hàng lựa chọn dịch vụ đó và bạn thể hiện nó như thế nào. Sau đó, những ý tưởng này sẽ được thực hiện thông qua các kỹ thuật xây dựng thương hiệu như thiết kế, quảng cáo, quan hệ đối tác, đào tạo nhân viên,…Đó là những hoạt động tạo nên sự hiểu biết và kỳ vọng của người tiêu dùng về doanh nghiệp bạn. Nói cách khác, đó là thương hiệu.Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là cơ sở thiết yếu tạo nên nền tảng niềm tin, giúp doanh nghiệp nhận được sự quan tâm, ủng hộ, gắn bó của khách hàng. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp định hướng phát triển đúng đắn, mang lại hiệu quả.Định hình văn hóa doanh nghiệp
Khi bạn đã thiết lập “ý tưởng lớn”, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, thì những điều đó có thể được truyền đạt đến người tiêu dùng thông qua các kênh như: ngôn ngữ và hình ảnh. Văn hóa doanh nghiệp có thể thân thiện, hoặc có thể hài hước, bao dung nhưng phải phù hợp với loại sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Có như vậy, khách hàng mới nhìn thấy được sự nhất quán của thương hiệu với văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ củng cố thêm niềm tin đối với thương hiệu.Tạo bảng so sánh, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Để thực hiện điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi:
- Đối thủ cạnh tranh có nhất quán với thông điệp nhận dạng và hình ảnh trên các kênh không?
- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Đối thủ cạnh tranh có đánh giá khách hàng không?
- Đối thủ cạnh tranh đã tiếp thị doanh nghiệp của họ theo cách nào?
Chọn một vài đối thủ cạnh tranh để thực hiện các phép so sánh bên trên. Một trong những mục tiêu xây dựng thương hiệu lớn nhất là phân biệt đối thủ. Từ đó đưa ra phương án thuyết phục khách hàng của đối thủ trở thành khách hàng của bạn.
Tạo một logo thương hiệu & slogan
- Khi bạn nghĩ về cách xây dựng thương hiệu, hình ảnh có thể xuất hiện trước tiên. Vì vậy, nên đầu tư thời gian và tiền bạc để tạo ra một nét đặc biệt, nhằm củng cố hình ảnh nhận diện cho doanh nghiệp. Một logo có thiết kế tốt giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn. Thuê một nhà thiết kế logo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong nhận diện thương hiệu sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu của mình.
- Công việc của bạn là mô tả thật rõ ràng, cụ thể những gì bạn muốn thể hiện trong logo và giao cho nhà thiết kế. Truyền đạt tối đa tầm nhìn, định hướng,…giúp nhà thiết kế hiểu và tạo nên một logo tốt. Bên cạnh đó, bạn cần phải kiểm tra quá trình thiết kế liên tục để tạo được sự thông suốt cho logo bởi không phải lúc nào nhà thiết kế cũng truyền đạt đầy đủ những tư tưởng của bạn.
Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là một trong những điều quan trọng nhất bạn phải làm cho doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp hiện tại của bạn. Một quá trình xây dựng thương hiệu vững chắc có thể thay đổi doanh nghiệp của bạn từ một doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn. Phát triển thông điệp nhất quán và trực quan để củng cố sứ mệnh của doanh nghiệp. Tích hợp thương hiệu vào mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng: từ mặt tiền cửa hàng cho đến trang web và đến các tương tác khác đối với khách hàng.