Brainstorming
Estimated reading: 9 minutes
83 views
Khái niệm
- Theo Wikipedia, Brainstorming (tiếng Việt nhiều nơi dịch là “động não”, “công não”, “bão não” hay “tập kích não”) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên
vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. - Thuật ngữ brainstorming được sử dụng và phổ biến qua cuốn sách Applied Imagination (Tưởng tượng ứng dụng) viết bởi Alex Faickney Osborn năm 1967. Trước đó, từ đầu những năm 1950, chính ông là người nghiên cứu và đặt những nền móng đầu tiên cho phương pháp này.7 Kỹ thuật brainstorming sau đó tiếp tục được phát triển, và áp dụng bởi Hilbert Meyer trong giáo dục.
Thực hiện brainstorming
- Để thực hiện brainstorming, các thành viên một nhóm sẽ tích cực thảo luận, nhằm đưa ra các ý tưởng mới mẻ, độc đáo, tạo nên một “cơn lốc” ý tưởng. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng
tốt. - Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới. Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Ứng dụng của Brainstorming
Brainstorming được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác
nhau như: dịch vụ, sản xuất,…hoặc thậm chí là để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường ngày.
Đây là hình thức huy động nguồn lực nhóm giúp vấn đề
được nhìn nhận đa chiều, để từ ý tưởng này có thể gợi ý
giúp ý tưởng khác nảy ra. Sau bước này, từ những ý
tưởng gốc ban đầu chúng ta đã có nhiều ý tưởng hơn.
Chất lượng của các ý tưởng cũng được cải thiện.
Để thực hiện brainstorming hiệu quả
Để thực hiện brainstorming hiệu quả, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:- Những ý tưởng đề xuất bởi các thành viên đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt ý tưởng lớn hay nhỏ, thành viên thường hay trưởng nhóm.
- Việc ghi chép hay dán lên bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết, có thể tùy hứng.
- Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập, tránh làm mất sự hào hứng và giảm năng suất của buổi động não.
- Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý tưởng ở mức tốt nhất có thể, theo góc nhìn của mình.
- Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay kỳ dị.

Trước khi tiến hành brainstorming
Chúng ta cần chuẩn bị không gian sáng tạo để phát huy tối đa năng lực tư duy của các thành viên. Một không gian tập trung với bàn tròn hoặc chỗ ngồi thoải mái, đủ rộng và thoáng đãng, có cảnh quan đẹp càng lý tưởng. Khu vực brainstorming có thể đặt các sản phẩm liên quan hoặc các tranh ảnh, đồ vật gợi trí tưởng tượng. Chúng ta cũng cần chuẩn bị bảng viết hoặc mảng tường rộng có thể dán giấy. Mỗi thành viên cần có sổ tay và các mảnh giấy màu.Lưu ý
Trong điều kiện không thể tập hợp các thành viên ở cùng một chỗ, có thể tiến hành qua các chat room, các ứng dụng hội nghị trực tuyến, hay trên các loại hình diễn đàn, mạng xã hội. Khi đó có thể bố trí một thành viên phụ trách “thư ký” ghi lại các ý tưởng được đưa ra.Thời điểm bắt đầu Brainstorming
Brainstorming có thể bắt đầu khi người điều phối (có thể là bất kỳ ai trong nhóm, không nên chọn nhóm trưởng) tuyên bố. Các thành viên bắt đầu tư duy tích cực để sắp xếp lại các ý tưởng đã chuẩn bị trước đó, hoặc nảy ra một vài ý tưởng mới, sau đó nhanh chóng ghi và vẽ ra các mảnh giấy dán những gì nảy ra trong đầu mình, và dán tờ giấy lên bảng. Ý tưởng trùng nhau có thể được gom chung lại. Việc này được gọi là “thu thập ý tưởng” và có thể kéo dài khoảng 10 – 15 phút.Sau khi thu thập
Các thành viên sẽ lên trình bày về ý tưởng của mình. Có thể dành vài phút cho mỗi thành viên. Sau khi mỗi thành viên trình bày ý tưởng, các thành viên khác nghe và đặt câu hỏi, bổ sung, khuyến khích. Chủ ý tưởng sau đó có thể tiếp thu các bổ sung này và điều chỉnh ý tưởng để đưa vào “kho ý tưởng”. Việc bổ sung này rất có ý nghĩa, đôi khi làm cho ý tưởng cải thiện nhảy vọt về chất lượng hoặc đôi khi thay đổi cả định hướng hay ý định nguyên thủy của tác giả. Có thể có thêm một vòng trình bày để các tác giả nêu “phiên bản mới” của ý tưởng.Điểm mạnh của brainstorming
- Điểm mạnh của brainstorming là việc xây dựng ý tưởng từ số đông, khi một người đưa ra ý tưởng thì những người còn lại, dưới các góc nhìn khác nhau, có thể bổ sung thêm các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hoặc thậm chí là bật ra các ý tưởng mới. Do vậy, nhược điểm của phương pháp này thường phát sinh khi tất cả các thành viên đều “bí” ý tưởng. Vì vậy, việc dành thời gian chuẩn bị trước một vài ý tưởng “khơi mào” ở bước trước là cần thiết.
- Nếu brainstorming được tổ chức tốt, số lượng ý tưởng thu được có thể lên đến vài chục. Nhưng như đã nói, chúng ta không thể mang hết vài chục ý tưởng này đi triển khai được, mà cần sàng lọc và lựa chọn.