Khơi nguồn ý tưởng
Mỗi thành viên trong nhóm thiết kế dịch vụ dựa vào các tình huống trước đây đã gặp để đưa ra ý tưởng mới hoặc cải tiến dịch vụ so với những bên đã làm. Đừng lo lắng khi đưa ra ý tưởng, lúc này tất cả thành viên đều bình đẳng và không có quyền “ném đá” ý tưởng của người khác. Do vậy, hãy thoải mái suy nghĩ về các ý tưởng có thể được coi là “kì dị”. Thời gian cho công đoạn này vào khoảng một ngày cho tất cả các thành viên.
Ghi chú
Tốt nhất, mỗi người nên có một cuốn sổ ghi chú để có thể ghi nhanh những ý tưởng, những bất cập gặp phải hàng ngày để làm tư liệu sau này có thể dễ dàng sử dụng. Như vậy, quá trình khơi nguồn ý tưởng có thể được các thành viên thực hiện liên tục. Do các công việc tương đối đơn giản (ghi chép, tổng hợp và đào sâu suy nghĩ thêm) nên thời gian cho bước này có thể gón gọi trong một ngày.Dưới đây là gợi ý một số nguồn ý tưởng cho bạn và nhóm thiết kế có thể tham khảo:
Trải nghiệm thực tế
Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua quan sát khách hàng sử dụng dịch vụ tương tự: chúng ta có thể thấy điều gì hay cần học hỏi, điều gì cần cải tiến. Kết hợp với bảng nhu cầu của khách hàng, ta sẽ có những ý tưởng cho dịch vụ sắp tới định kinh doanh.Ví dụ
Bạn là người có sở thích ăn uống, đặc biệt là những món ăn đường phố. Chính vì thế, bạn thường xuyên đến những quán ăn vỉa hè, ven đường để thưởng thức. Có thể đồ ăn khiến bạn cảm giác ngon miệng nhưng có một điểm tồn tại đó là chất lượng đồ ăn chưa được kiểm chứng, thậm chí là mất vệ sinh. Xuất phát từ những trải nghiệm đó, bạn sẽ có mong muốn cải tiến và biến những quán vỉa hè này thành chuỗi cửa hàng lưu động đảm bảo chất lượng, vệ sinh nhưng vẫn giữ được phong cách riêng biệt.Nguồn thông tin tổng hợp
Từ các nguồn thông tin tổng hợp trên báo chí, mạng internet. Ví dụ như có các công cụ, trang web thu thập và tổng hợp các thông tin về thời trang để có thể dự đoán xu hướng, sở thích, nhu cầu trong thời gian sắp tới. Các thông tin cũng có thể thu được từ các nhận xét, góp ý, gợi ý của khách hàng cũ để cải tiến chất lượng dịch vụ. Đây là những nguồn thông tin hữu ích, quý giá đối với mỗi chúng ta. Đôi khi, trong quá trình tìm hiểu thông tin chúng ta có được một vài ý tưởng độc đáo, mới lạ có thể đem đến những cơ hội lớn.Kết hợp các xu hướng, trào lưu
Từ việc kết hợp các xu hướng, trào lưu mới để tạo ra ý tưởng. Ví dụ, với trào lưu crowdsourcing (nguồn lực đám đông), người dùng sẽ tham gia nhiều hơn trong quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ, điển hình như việc cho phép người dùng tự thiết kế hoạ tiết trên áo phông hay trên giày thể thao.Ý tưởng được gợi ý từ những dịch vụ tương tự
Ý tưởng được gợi ý từ những dịch vụ tương tự ở các nơi khác, các nền văn hoá khác. Với một chút chỉnh sửa, ta có thể áp dụng được ngay và đem lại những điểm mới mẻ, hấp dẫn. Cũng có thể ở thời điểm hiện tại, những ý tưởng đó chưa phù hợp nhưng trong tương lai, biết đâu chúng ta sẽ cần đến nó. Lấy ví dụ các quán bar, hay quán bia kiểu Tây còn gọi là quán pub, vốn trước kia ít được biết tới giờ lại trở thành một nơi khá hấp dẫn trong mắt giới trẻ. Hay các cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 đã phổ biến ở Mỹ và một số nước châu Á trong khoảng chục năm gần đây, ở Việt Nam mới chỉ thấy trong khoảng vài năm.Không gian sáng tạo
Sẽ thật gò bó nếu phải làm việc liên tục trong không gian chật hẹp và tẻ nhạt. Hãy thay đổi một chút! Một không gian sáng tạo cần thông thoáng, có trần cao, tông màu sáng, màu sắc tươi tắn. Bạn cũng có thể thêm các yếu tố như băng rôn, bảng trang trí, cây xanh,…
Bố trí vật dụng
Hàng tá văn phòng phẩm trên bàn khiến cho không gian trở nên lộn xộn. Hãy mạnh dạn loại bỏ (hoặc ít nhất, trong khoảng thời gian mà bạn cần đến sự sáng tạo, hãy tạm chuyển mớ lộn xộn đó ra chỗ khác). Một chiếc bút chì và một tập giấy trắng sẽ là đủ khi cần tập trung suy nghĩ về các ý tưởng.Tương tác, liên kết giữa các thành viên nhóm
Tích cực trao đổi và chia sẻ sẽ giúp đội ngũ thường xuyên cập nhật bổ sung danh sách ý tưởng dưới góc nhìn từ nhiều phía.Tập thói quen quan sát và ghi chép
Lúc đầu bạn có thể chưa quen với việc liên tục “săm soi” lỗi của các dịch vụ khác. Nếu thường xuyên để ý, bạn sẽ nhanh chóng quen với việc này. Tuy nhiên, đừng nên biến mình thành người luôn luôn xét nét mọi thứ. Sự khác biệt giữa người xét nét và người chỉn chu là người xét nét chỉ chú ý đến các yếu điểm, các tiểu tiết trong khi người chỉn chu nhìn thấy toàn bộ bức tranh, trong đó có cả yếu điểm và cố gắng tìm cách cải thiện chúng. Hãy thử tư duy xem tại sao họ lại có nhược điểm như vậy. Nếu ở trong trường hợp đó bạn có thể làm gì để cải thiện?Kết luận
Khi bạn và nhóm của bạn đã quen với việc luyện tập sáng tạo thường xuyên, tất cả sẽ dễ dàng đưa ra một vài ý tưởng ban đầu. Khi đó, việc cần làm tiếp theo là phát triển và nhân rộng nó lên. Để thuận lợi hơn cho việc sáng tạo, bạn nên tập hợp một nhóm (5 đến 10 người), sử dụng một công cụ phổ biến brainstorming.