Kiểm tra đánh giá ý tưởng
Estimated reading: 5 minutes
85 views
Trước khi triển khai
Việc cuối cùng cần thực hiện đánh giá lại một lần để xem ý tưởng đó có thực sự tốt hay
không. Để đánh giá ý tưởng, chúng ta có thể sử dụng bộ
tiêu chí Real – Win – Worth It. Đây là phương pháp được
nghiên cứu và triển khai tại nhiều công ty và trường đại
học tại Mỹ.13 Một bộ câu hỏi dạng “Có” hoặc “Không” sẽ
được đưa ra để đánh ra ý tưởng trên từng tiêu chí:
- Real – Tính thực tế – kiểm định xem ý tưởng có chắc chắn triển khai được không với nguồn lực hiện tại.
- Win – Tính cạnh tranh – kiểm định xem liệu ý tưởng nếu triển khai thì có cạnh tranh được với đối thủ không.
- Worth It – Tính phù hợp – kiểm định xem ý tưởng có đáng làm hay không.
Các câu hỏi cho từng tiêu chí
Các câu hỏi cho từng tiêu chí có thể được chỉnh sửa sao cho phù hợp với cá nhân hoặc doanh nghiệp dịch vụ nhưng nên giữ lại các hỏi cơ bản cho từng tiêu chí.
Các câu hỏi cho tiêu chí Real:
- Đây có phải ý tưởng có thể mang đến giải pháp về mô hình dịch vụ rõ ràng không?
- Ý tưởng này có thực thi được không (trong điều kiện nguồn lực hiện tại)?
- Khách hàng có đủ điều kiện tiếp cận, sử dụng dịch vụ không?
- Ý tưởng có phù hợp với Luật, Đạo đức không?
- Lãnh đạo có chấp nhận triển khai ý tưởng này không?
Các câu hỏi cho tiêu chí Win
- Ý tưởng đưa ra có ưu việt hơn so với phương pháp các đối thủ đang triển khai?
- Thời điểm hiện tại có thích hợp để triển khai ý tưởng không?
- Chúng ta có tạo được lợi thế trước các đối thủ sau khi triển khai ý tưởng này không?
- Dịch vụ này có phù hợp với định hướng thương hiệu chúng ta đã (hoặc đang) xây dựng?
- Các nguồn lực hiện tại có thế mạnh khi triển khai ý tưởng không?
- Nhân sự, bộ máy quản lý – vận hành hiện tại có thế mạnh khi triển khai ý tưởng như vậy không?
Các câu hỏi cho tiêu chí Worth It
- Lợi ích khi triển khai ý tưởng có lớn hơn chi phí?
- Các nguy cơ, rủi ro phát sinh khi thực hiện ý tưởng có ở mức chúng ta có thể chấp nhận được?
- Ý tưởng có phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp?
Sau khi trả lời các câu hỏi
- Sau khi trả lời các câu hỏi theo ba tiêu chí trên, chúng ta có thể tổng hợp được phần trăm các câu trả lời “Có”. Qua đó, nếu con số thu được có thể chấp nhận được – từ 80% trở lên – chúng ta có thể bắt tay vào công đoạn thử nghiệm và triển khai.
- Nếu không, chúng ta sẽ cần bổ sung chỉnh sửa thêm, hoặc hạ thấp kì vọng để đạt được mục tiêu (lưu ý chúng ta không đề ra ý tưởng mới mà chỉ thực hiện các điều chỉnh nhỏ). Khi đó, chúng ta cần thêm các phương án dự phòng để có thể tránh được rủi ro.
- Trong một số trường hợp, nếu ý tưởng không thực sự tốt, chúng ta buộc phải dừng lại và chờ đợi đến thời điểm thích hợp hơn.