Sàng lọc ý tưởng
Estimated reading: 8 minutes
104 views
Tổng quan
Thông thường khi có một số ý tưởng có thể triển khai,
chúng ta thường sơ loại bằng một số phương pháp đơn
giản như biểu quyết, bỏ phiếu. Sau đó cách thường lệ là
đưa lại cho nhóm trưởng, hoặc lãnh đạo quyết định chọn
ý tưởng phù hợp nhất. Cách thức này bộc lộ những hạn
chế thường thấy:
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thông thường, nhóm trưởng cần có nhiều kinh nghiệm, thậm chí phải là một cá nhân xuất chúng để có thể nhìn thấy những tiềm năng trong từng phương án và chọn phương án tốt nhất bằng cả kinh nghiệm và tầm nhìn tương lai. Nếu nhóm trưởng không có những kĩ năng này, việc chọn lựa được ý tưởng tốt là bất khả thi.Mang yếu tố chủ quan và không thuyết phục
Phương pháp này dựa nhiều vào cảm tính, do đó thường chỉ chọn ra được những ý tưởng quen thuộc chứ không đánh giá được tiềm năng của các ý tưởng dị biệt.Để tránh các nhược điểm này
Chúng ta có thể sử dụng kết hợp hai phương pháp: Sơ lọc bằng VRIN và đánh giá chấm điểm bằng Ma trận lựa chọn (hay Ma trận quyết định). Chúng ta cũng có thể kết hợp những phương pháp đơn giản khác trong quá trình sàng lọc ý tưởng. Tuy nhiên, khi có nhiều ý tưởng có vẻ sàn sàn nhau, bạn nên ưu tiên lựa chọn hai phương pháp này.
Bộ câu hỏi VRIN
- VRIN là phương pháp hữu hiệu để đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm nhân lực, ý tưởng kinh doanh, ý tưởng dịch vụ. Việc sàng lọc VRIN tương đối dễ dàng, các thành viên nhóm phát triển đều có thể sử dụng để trả lời các câu hỏi bên dưới. Do đó, phương pháp này phù hợp để sơ loại (từ vài chục ý tưởng xuống còn dưới 10 ý tưởng).
- VRIN là viết tắt của 4 yếu tố chủ chốt:
- Value: tính giá trị, ý tưởng đó có thực sự đem lại giá trị cho khách hàng, giải quyết được vấn đề của khách hàng không?
- Rareness: độ hiếm, đã ai thực hiện ý tưởng đó chưa?
- Inimitable: khả năng chống sao chép, liệu sau khi đưa ý tưởng này ra thị trường thì ý tưởng có dễ bị các đối thủ sao chép không?
- Non-substitutable: khó bị thay thế, liệu có những dịch vụ không giống hoàn toàn nhưng tương đương, có thể thay thế ý tưởng của chúng ta không?
Đánh giá
Với 4 câu hỏi này, chúng ta sẽ trả lời có hoặc không. Số câu trả lời “có” sẽ là tham chiếu để chọn ra một số các ý tưởng tương đối tốt, sau đó đưa vào sàng lọc chi tiết bằng Ma trận quyết định.
Ý tưởng về VRIN được khởi xướng bởi Birger Wernerfel
- Nhà kinh tế học và quản lý người Đan Mạch.8 Năm 1984, ông nghiên cứu phương pháp để đánh giá doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc cân đối định lượng các nguồn lực, thay cho chỉ nhìn vào các yếu tố định tính như phân tích SWOT.
- Thuật ngữ VRIN và các tiêu chí đánh giá dược đưa ra bởi Jay Barney, nhà hoạch định chiến lược quản lý người Mỹ, vào năm 1991.11 Sau đó ông đã thêm nhiều cải tiến, bổ sung để tạo thành nền tảng VRIO12 sử dụng để đánh giá toàn bộ nguồn lực doanh nghiệp.
Với Apple
Ở khía cạnh áp dụng để đánh giá ý tưởng, Apple là một trong những công ty đi đầu và rất thành công trong việc áp dụng VRIN để sàng lọc sơ bộ các ý tưởng.
Ma trận quyết định
Bước tiếp theo chúng ta cần làm là sàng lọc một cách chi tiết các ý tưởng đã vượt qua vòng sơ loại. Với Ma trận quyết định, chúng ta sẽ đưa ra một bảng các tiêu chí, dựa trên các yêu cầu cụ thể được đề ra trong bảng Tổng kết nhiệm vụ (xem các chương trước).
Một số tiêu chí chung trong bảng tiêu chí này có thể bao gồm:
- Tính mới mẻ và khác biệt.
- Mang bản sắc văn hoá địa phương.
- Chi phí thấp.
- Dễ triển khai.
- Phù hợp chiến lược dài hạn.
Chấm điểm cho ý tưởng
Mỗi doanh nghiệp, tại mỗi thời điểm sẽ có độ ưu tiên cho các tiêu chí khác nhau. Do vậy, trước khi chấm điểm cho ý tưởng thì chúng ta cần đánh giá độ quan trọng của các tiêu chí theo thang điểm 100. Ví dụ:
- Tính mới mẻ và khác biệt, tiêu chí quan trọng nhất – 30%.
- Mang bản sắc văn hoá địa phương – 20%.
- Chi phí thấp – 15%.
- Dễ triển khai – 25%.
- Phù hợp chiến lược dài hạn – 10%.
Sau khi thống nhất các tiêu chí
Chúng ta chấm điểm mỗi ý tưởng, phương án theo từng tiêu chí và theo thang điểm 5 hoặc 10. Trong ví dụ này ta chọn thang điểm 10, mỗi ý tưởng sẽ có số điểm như bảng sau. Cộng tổng số điểm cho từng ý tưởng, ta sẽ biết được ý tưởng có số điểm tốt nhất, có thể đem ra triển khai được.
Lưu ý
- Trong trường hợp có các ý tưởng tốt với điểm số sàn sàn nhau, chúng ta không nên máy móc lựa chọn ngay ý tưởng có điểm số cao nhất mà hãy thử bổ sung thêm một vài tiêu chí đánh giá.
- Sau khi chọn được ý tưởng có điểm số cao nhất, chúng ta chưa nên vội vã đem ý tưởng đi triển khai ngay lúc này.
- Chỉ mất thêm khoảng 2 – 3 giờ review, hoàn thiện, tối ưu và kiểm tra lại, chúng ta có thể khiến ý tưởng ban đầu trở nên khác biệt và khả thi hơn nhiều.