Tạo mẫu dựa trên mô hình MVP – Minimum Viable Product (Sản phẩm khả thi tối thiểu)
Estimated reading: 5 minutes
82 views
Với Facebook
Facebook không cần có vô số tính năng như bây giờ. Ở
thời điểm ra mắt, với mục tiêu chính là kết nối giúp con
người dễ dàng làm quen, kết bạn với nhau, Facebook chỉ
có một vài tính năng chính là chia sẻ cảm nghĩ, kết bạn,
và viết lên tường nhà bạn. Thời điểm đó chưa có tin nhắn
Messenger, chưa có các trang (fanpage), các nhóm
(group),...
Chiến lược
Chiến lược ở đây là “bắt đầu đưa ra thị trường càng nhanh càng tốt”, bằng cách tạo ra một vài tính năng đơn giản hoặc một phiên bản nhỏ của sản phẩm. Đó cũng là một quá trình thử nghiệm, nhưng là vừa thử nghiệm vừa kinh doanh, tiến hành song song cùng lúc. Tất cả các nhận xét góp ý của khách hàng khi sử dụng sẽ được tổng hợp kịp thời, sau đó, dịch vụ được chỉnh sửa một cách nhanh chóng và tiếp tục đến với khách hàng. Quá trình trên sẽ được lặp lại nếu có thêm những góp ý, phản hồi đối với dịch vụ.
MVP ngày càng được sử dụng nhiều vì các lý do chính
sau đây:
- Gọn gàng và nhanh chóng, thể hiện ở việc đi thẳng vào vấn đề bằng cách loại bỏ các tính năng hoặc chức năng không phục vụ đối tượng mục tiêu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc dịch vụ trở nên đơn giản và các chỉnh sửa theo nhận xét của khách hàng có thể diễn gia nhanh chóng hơn.
- Tính tương tác cao: trong thời đại mà các doanh nghiệp muốn tăng sự tương tác với khách hàng lên tối đa thì MVP góp phần thúc đẩy các tương tác diễn ra nhanh và liên tục hơn.
Phân tích
MVP ban đầu được xây dựng cho các sản phẩm mang tính dịch vụ cao như các phần mềm máy tính, ứng dụng di động, các website. Do đó MVP mang điểm mạnh của cả hai loại hình sản phẩm và dịch vụ. Khi yếu tố “nhanh” dần trở nên quan trọng hơn “mạnh” thì MVP ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn ngay cả đối với các sản phẩm sản xuất – công nghệ mà trước giờ vẫn tốn nhiều thời gian để phát triển.
Mô tả
Trong ảnh là một cửa hàng thời trang của thương hiệu CANIFA. Doanh nghiệp này ứng dụng mô hình MVP khi lúc đầu chỉ tập trung vào mặt hàng len thời trang (thay cho những chiếc áo len đơn giản, nghèo nàn về kiểu dáng khi đó). Sau này, CANIFA mới mở rộng ra các mặt hàng cotton, kaki, jeans,…thời trang.Tổng kết chương
- Trên đây là những kiến thức cơ bản về tạo mẫu dịch vụ, để tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên sâu hơn về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo cuốn CDI Framework 2021. Nếu muốn nghiên cứu, tìm hiểu thêm về công việc tương tự nhưng áp dụng cho sản phẩm, các bạn có thể tìm đọc RDI Toolkit.
- Để biết thêm thông tin về các tài liệu này, các bạn có thể liên hệ với MES LAB.