Kiến trúc trong ngành dịch vụ
Estimated reading: 10 minutes
88 views
Với ngành dịch vụ
- Đơn cử như ngành du lịch, chúng ta cũng có những gói dịch vụ dành cho khách hàng.
- Ví dụ: tour Đà Nẵng Nha Trang gói 3 ngày và gói 5 ngày, với gói 5 ngày thì cùng một hướng dẫn viên, một loại xe đưa đón nhưng số điểm du lịch nhiều hơn, các đồ ăn uống đa dạng hơn. Hoặc nếu đi máy bay, chúng ta có các hạng ghế phổ thông và thương gia. Hạng thương gia sẽ có những ưu đãi tốt hơn so với hạng phổ thông.
- Việc chia dịch vụ ra thành các gói khác nhau đáp ứng các nhu cầu khác nhau chính là hình thức của kiến trúc dịch vụ. Những gói dịch vụ khác nhau giúp tối ưu chi phí vận hành, quản lý cũng như chi phí đầu tư ban đầu.
Vai trò của kiến trúc dịch vụ
- Nếu kiến trúc trong ngành dịch vụ đơn giản như vậy, chỉ cần cóp nhặt các gói dịch vụ của các đối thủ là được?
- Thực tế, đã có nhiều trường hợp chúng ta kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, sau khi phát triển lên một mức nhất định, muốn mở rộng, thêm cơ sở mới, hoặc bổ sung thêm đồ ăn nhanh thì gặp nhiều khó khăn. Khi muốn đưa vào gói dịch vụ mới, chúng ta cũng cần tính toán để tận dụng tối đa những gì đang có sẵn. Việc tìm hiểu về khái niệm và phương pháp định hình kiến trúc dịch vụ thực sự cần thiết.
Phân loại
Kiến trúc dịch vụ là khái niệm được hệ thống hóa để
phục vụ quá trình thiết kế đổi mới sáng tạo trong dịch vụ.
Kiến trúc dịch vụ được xây dựng dựa trên khái niệm về
kiến trúc sản phẩm. Do vậy trước khi bắt đầu đề cập sâu
hơn đến kiến trúc dịch vụ, chúng ta sẽ điểm qua những
khái niệm cơ bản nhất mà cả kiến trúc dịch vụ và kiến
trúc sản phẩm cùng sử dụng.
Kiến trúc mô-đun
Đây là loại kiến trúc mà các thành phần trong tổng thể
dịch vụ hoạt động riêng biệt với nhau, mỗi thành phần đảm nhận một chức năng riêng. Việc thay thế một thành
phần có thể được thực hiện dễ dàng mà không ảnh
hưởng đến các thành phần khác. Chúng ta cũng dễ dàng
hơn khi thêm các mô-đun cho gói dịch vụ có sẵn. Đây là
ưu điểm chính của loại hình kiến trúc này: sự linh hoạt
và khả năng mở rộng. Kiến trúc mô-đun cũng góp phần
làm giảm chi phí quản lý và vận hành.

Nhược điểm của kiến trúc mô-đun
Nhược điểm của kiến trúc mô-đun là phức tạp, cần nhiều thành phần, chi tiết hơn, chi phí lớn hơn. Đối với sản phẩm vật lý, còn cồng kềnh hơn rất nhiều. Một căn nhà nhiều phòng với các chức năng riêng biệt bao giờ cũng đòi hỏi nhiều diện tích hơn ngôi nhà có các phòng dùng chung chức năng với nhau.
Kiến trúc tích hợp
Ngược lại với kiến trúc mô-đun là kiến trúc tích hợp.
Trong kiến trúc này, các thành phần của tổng thể dịch vụ
được gom lại, không có sự phân chia rõ ràng về chức
năng giữa các thành phần. Ví dụ, một phòng trọ sinh viên
sẽ phải đảm nhận các chức năng của phòng bếp, phòng
ăn, phòng khách, phòng ngủ. Chiếc bàn tiếp khách có thể
kiêm luôn nhiệm vụ của bàn ăn. Khi chiếc bàn này bị
hỏng, cần sửa hoặc cần thay, thì không chỉ ảnh hưởng
đến việc tiếp khách mà còn ảnh hưởng đến cả việc ăn
uống nữa.

Đối với các sản phẩm
- Đối với các sản phẩm vật lý hoặc các sản phẩm có tính cấu trúc phức tạp, kiến trúc tích hợp giúp cắt giảm chi phí và tăng hiệu năng. Để dễ hình dung, một công ty startup nhỏ với ít người, mỗi người đảm nhận nhiều chức năng khác nhau nhưng các thông tin được thông suốt, chỉ
thị không phải qua nhiều phòng ban mới đến được nhân viên, sẽ giúp cho doanh nghiệp vận hành với hiệu năng cao và chi phí thấp. - Nhưng điểm bất lợi sẽ nhanh chóng bộc lộ nếu doanh nghiệp này phát triển với quy mô lớn hơn, lượng việc nhiều hơn và buộc phải thuê thêm người. Khi đó, toàn bộ công việc đều phải sắp xếp và phân bổ lại. Trong một công ty lớn với nhiều phòng ban, chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao có thể mất nhiều thời gian hơn để đến được các cấp thực thi bên dưới, nhưng sẽ dễ dàng hơn để khi thay đổi, sắp xếp, bổ sung nhân sự.
Vận dụng kiến trúc mô-đun và kiến trúc tích hợp
- Thông thường, mọi sản phẩm hay dịch vụ ở dạng hoàn thiện đều không thể xây dựng trên duy nhất một loại kiến trúc mà là sự tổng hợp của cả hai loại trên. Một số phần trong tổng thể toàn bộ sản phẩm hay dịch vụ sẽ mang kiến trúc mô-đun, một số phần khác sẽ mang kiến trúc tích hợp. Khi đó, người thiết kế kiến trúc cần chia nhỏ thành các “khối”, mỗi khối là các mô-đun, trong mỗi mô- đun là các phần nhỏ hơn mang kiến trúc tích hợp.
- Điều này – vốn được gọi với thuật ngữ “mô-đun hóa” – giống như việc chia ngôi nhà thành các phòng lớn, trong mỗi phòng bố trí các đồ đạc thực hiện các chức năng khác nhau. Việc xây dựng kiến trúc thực chất là việc thực hiện khoa học công đoạn “mô-đun hóa” này.