Khảo sát thị trường
Estimated reading: 6 minutes
88 views
Giới thiệu chung
- Khảo sát, thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời, đánh giá đối với dịch vụ của mình. Đây là công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được các chiến lược thích hợp cho dịch vụ. Càng hiểu rõ về thị trường bạn càng có nhiều cơ hội để định vị, tạo được chỗ đứng trên thị trường.
- Khi khảo sát thị trường, chúng ta cần chú ý đến một số nội dung sau để đạt được hiểu quả.
Thứ nhất, quy mô thị trường
- Quy mô thị trường được định nghĩa là số lượng khách hàng tiềm năng và cả số lượng người kinh doanh dịch vụ trong một thị trường nào đó. Hiểu biết chính xác về quy mô thị trường sẽ giúp bạn có những lợi thế nhất định khi phát triển dịch vụ của mình.
- Xác định đúng quy mô thị trường cho bạn biết liệu có đủ lượng người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp thực sự sử dụng dịch vụ của bạn hay không. Nếu không biết nhu cầu về dịch vụ, bạn khó có thể xác định cả thời gian và chi phí. Bạn có thể có nguy cơ lãng phí thời gian và tiền bạc cho một thị trường nếu quy mô thị trường quá nhỏ. Một thị trường có quy mô lớn sẽ giúp dịch vụ của bạn có nhiều cơ hội và khả năng sinh lời hơn rất nhiều, mặc dù, thị trường đó chắc chắn có nhiều cạnh tranh hơn so với thị trường quy mô nhỏ.
Thứ hai, văn hóa tiêu dùng và thị hiếu của khách hàng đối với dịch vụ.
- Mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm văn hóa khác nhau. Điều này sẽ hình thành nên những đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, người miền Bắc thì có những sở thích ăn uống, trang phục khác so với người miền Nam hoặc khu vực nông thôn thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ mới mẻ, hiện đại cũng ít hơn so với khu vực thành thị.
- Khi nghiên cứu các vấn đề này, bạn sẽ hiểu được dịch vụ của mình có phù hợp với văn hóa tiêu dùng ở vùng đó không? Cần phải điều chỉnh lại dịch vụ như nào để phù hợp với văn hóa, lối sống của họ? Có như vậy, dịch vụ của bạn mới được khách hàng đón nhận.
Ba là, mối liên hệ giữa thị trường quốc tế với thị trường Việt Nam.
- Giống như hàng hóa, dịch vụ cũng đang được “xuất khẩu” khắp thế giới. Trong phần này, các bạn cần tìm hiểu trên thị trường thị trường Việt Nam có những ai kinh doanh ngành dịch vụ giống bạn và họ liên kết với quốc tế như nào? Họ “xuất khẩu” hay “nhập khẩu” dịch vụ. Chúng ta sẽ học được gì từ mô hình của họ? Liệu liên kết này có bền vững hay không? Chúng ta còn có thể tìm những nguồn liên kết khác hay không?
- Xác định được những vấn đề này sẽ đem lại những định hướng phát triển lâu dài cho dịch vụ của bạn ở trong và ngoài nước.